Tài liệu, chứng cứ khi yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì?
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì?
Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Căn cứ quy định tại Điều 76 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan các tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh yêu cầu của mình:
a) Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan nếu người yêu cầu là tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được chuyển giao quyền, được thừa kế, kế thừa quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
c) Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.
2. Trong trường hợp yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
Theo đó, các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
- Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan;
- Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
- Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.
- Văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực (trường hợp thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền);
- Giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện (trường hợp thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật).
Tài liệu, chứng cứ khi yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì?
Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 77 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan được hướng dẫn như sau:
Trường hợp | Chứng cứ chứng minh |
Quyền tác giả, quyền liên quan đã được đăng ký | - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định; - Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan hoặc chứng thực bản quyền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. |
Quyền tác giả, quyền liên quan chưa được đăng ký | - Các tài liệu, hiện vật, thông tin về căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan - Bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa có nêu tên chủ thể quyền theo quy định; - Các tài liệu khác chứng minh việc tạo ra, công bố, biểu diễn, phân phối, phát sóng, truyền đạt các đối tượng nêu trên và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có). |
Người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm là người được chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan, được thừa kế hoặc kế thừa | - Bao gồm các tài liệu chứng minh chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan; - Bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự đối với hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan hoặc văn bản xác định quyền thừa kế, quyền kế thừa |
Như vậy, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan được chuẩn bị theo nội dung nêu trên.
Tài liệu, hiện vật nào là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan?
Căn cứ quy định tại Điều 78 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:
a) Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan);
b) Tài liệu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi âm, ghi hình đối tượng bị xem xét;
c) Bản giải trình, so sánh giữa đối tượng bị xem xét với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
d) Biên bản, lời khai, vi bằng, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
2. Tài liệu, hiện vật quy định tại khoản 1 Điều này phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
Như vậy, các tài liệu, hiện vật được xác định là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những tài liệu, hiện vật nêu trên.
Trong đó, các nội dung này phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?