Tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu đúng không?

Tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu có đúng không? anh Hùng-Quảng Ninh.

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả được quy định trong khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 như sau:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm: Quyền nhân thân và quyền tài sản theo Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

- Đối với quyền nhân thân: Được quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, cụ thể:

+ Tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, tác giả có thể chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao tài sản.

+ Tác giả có quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

+ Quyền được công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Đối với quyền tài sản: Được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, cụ thể:

+ Quyền làm tác phẩm phái sinh

+ Quyền được biểu diễn tác phẩm trước công chúng.

+ Quyền được sao chép tác phẩm.

+ Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

+ Quyền phát sóng, truyền đạt tác phẩm đến công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, hoặc một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản của tác giả và quyền công bố tác phẩm của tác giả thì phải được sự cho phép của chủ sở hữu và phải trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

Tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu đúng không?

Tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu?

Theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:

- Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bảo hộ vô thời hạn.

- Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có thời hạn bảo hộ như sau:

+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

+ Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, theo quy định trên, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ thời điểm lần đầu tiên công bố tác phẩm.

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ bao gồm những gì?

Để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, các tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

- Hồ sơ đăng ký:

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả

+ Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan

+ Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền

+ Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền

+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung

*Lưu ý: Tài liệu trong hồ sơ phải được làm bằng tiếng việt, trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt .

- Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ:

Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

- Thời gian giải quyết hồ sơ: Căn cứ quy định tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì trong vòng 15 ngày làm việc cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả khi hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì cần có thông báo nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

- Lệ phí:

Mức lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Quyền tác giả Tải về trọn bộ quy định hiện hành liên quan đến Quyền tác giả
Tác phẩm khuyết danh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tác phẩm cải biên có phải là tác phẩm phái sinh không? Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm cải biên dựa trên căn cứ nào?
Pháp luật
Trường hợp hát bài hát chưa xin phép bản quyền bài hát trong sự kiện âm nhạc thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Định mức KT-KT quy định mấy mức độ cung cấp thông tin, dữ liệu quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước theo Thông tư 07?
Pháp luật
Dịch vụ truyền thông về quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước bao gồm những gì theo Thông tư 07?
Pháp luật
Quyền của tổ chức đối với cuộc biểu diễn là quyền liên quan đến quyền tác giả đúng không? Cuộc biểu diễn nào được bảo hộ quyền liên quan?
Pháp luật
Xem phim lậu có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Người xem phim lậu có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chủ sở hữu quyền tác giả có được ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả của mình không?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với Sơ đồ kiến trúc kèm hướng dẫn chi tiết điền mẫu tờ khai chuẩn nhất?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sơ đồ, bản vẽ liên quan đến công trình khoa học mới nhất? Hướng dẫn cách điền tờ khai?
Pháp luật
Sưu tập dữ liệu có thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả hay không? Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền tác giả
2,512 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền tác giả Tác phẩm khuyết danh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền tác giả Xem toàn bộ văn bản về Tác phẩm khuyết danh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào