Sửa đổi trình tự phê duyệt biên chế công chức từ hằng năm thành 05 năm để phù hợp với Quy định 70/QĐ-TW theo đề xuất mới?
Đề xuất sửa đổi trình tự phê duyệt biên chế công chức từ hằng năm thành 05 năm để phù hợp với Quy định 70/QĐ-TW (Đề xuất)?
Căn cứ nội dung Dự thảo Nghị định về vị trí việc làm và biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Nội vụ. Tại đây.
Theo đó, Dự thảo đã có nhiều nội dung mới được sửa đổi, bổ sung so với Nghị định 62/2020/NĐ-CP và Nghị định 106/2020/NĐ-CP. Trong đó, sửa đổi trình tự phê duyệt biên chế công chức là một trong những nội dung tiêu biểu.
Cụ thể, để phù hợp với quy định quản lý biên chế tại Quy định 70-QĐ/TW năm 2022 và việc thẩm định, Bộ Nội vụ đề xuất sửa quy định về trình tự phê duyệt biên chế công chức từ hằng năm thành “05 năm”.
Sửa đổi trình tự phê duyệt biên chế công chức từ hằng năm thành 05 năm để phù hợp với Quy định 70/QĐ-TW (Đề xuất)? (Hình từ Internet)
Trình tự phê duyệt biên chế công chức 5 năm theo Dự thảo có nội dung ra sao?
Trình tự phê duyệt biên chế công chức 5 năm được xác định tại Điều 11 Dự thảo. Cụ thể:
Trình tự phê duyệt biên chế công chức 5 năm
1. Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, ngành, địa phương căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định này để xây dựng kế hoạch biên chế công chức 5 năm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành thẩm định kế hoạch biên chế công chức 5 năm của các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc phạm vi quản lý của bộ ngành; tổng hợp, lập kế hoạch biên chế công chức 5 năm của bộ, ngành trình người đứng đầu để gửi Bộ Nội vụ.
3. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của địa phương thẩm định kế hoạch biên chế công chức 5 năm của các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương; tổng hợp, lập kế hoạch biên chế công chức 5 năm của địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi cơ quan có thẩm quyền của Đảng ở địa phương cho ý kiến trước khi gửi Bộ Nội vụ.
3. Bộ Nội vụ thẩm định kế hoạch biên chế công chức 5 năm của từng bộ, ngành và tổng hợp kế hoạch biên chế công chức 5 năm của địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế. Căn cứ số biên chế công chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng ở Trung ương thông qua, Bộ Nội vụ trình Chính phủ giao biên chế công chức cho các bộ, ngành và trình Chính phủ có văn bản đề nghị địa phương quyết định cụ thể biên chế công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính thuộc phạm vi quản lý.
4. Bộ, ngành, địa phương quyết định giao biên chế công chức hàng năm đối với từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương trong tổng số biên chế công chức 5 năm được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.
Như vậy, trình tự phê duyệt biên chế công chức 5 năm được đề xuất thực hiện như trên.
Hiện nay, trình tự phê duyệt biên chế công chức được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Hiện nay, trình tự phê duyệt biên chế công chức được thực hiện hằng năm theo quy định tại Điều 10 Nghị định 62/2020/NĐ-CP.
Cụ thể:
Trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm
1. Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định này và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về định mức biên chế công chức để xây dựng kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của các cơ quan, tổ chức; tổng hợp, lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương để bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ thẩm định.
3. Bộ Nội vụ thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương; tổng hợp kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quyết định giao biên chế công chức đối với từng bộ, ngành, địa phương sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ, ngành, địa phương quyết định giao biên chế công chức đối với từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương trong số biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao.
Như vậy, trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm được thực hiện theo quy định nêu trên.
Căn cứ nội dung xác định biên chế công chức và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Xem toàn bộ nội dung Dự thảo Nghị định về vị trí việc làm và biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Nội vụ. Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?