Sửa đổi hồ sơ kiểm tra sản phẩm từ 15/8/2022? Có phải nộp kèm bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm sản phẩm khi nộp hồ sơ kiểm tra không?
Hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo Thông tư 30/2011/TT-BGTVT bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT (Điều này được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 54/2014/TT-BGTVT) quy định về hồ sơ kiểm tra sản phẩm cụ thể như sau:
(1) Hồ sơ kiểm tra đối với linh kiện (thuộc đối tượng phải kiểm tra quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) bao gồm:
- Bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện;
- Bản vẽ kỹ thuật kèm các thông số của sản phẩm; Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
- Ảnh chụp sản phẩm; Bản thuyết minh các ký hiệu, số đóng trên sản phẩm (nếu có);
- Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm (trừ trường hợp xin cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại linh kiện nhập khẩu theo tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu).
Miễn nộp tài liệu quy định tại các điểm a, b và d đối với trường hợp linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài có Giấy chứng nhận kiểu loại do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đính kèm theo báo cáo thử nghiệm (test report) thể hiện kiểu loại linh kiện nhập khẩu thỏa mãn quy định ECE của Liên hiệp quốc phiên bản tương đương hoặc cao hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu thể hiện kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất (Conformity of Production, gọi tắt là đánh giá COP) còn hiệu lực theo quy định ECE, EC được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc tổ chức đánh giá độc lập được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận.
(2) Hồ sơ kiểm tra đối với xe cơ giới bao gồm:
- Bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với xe cơ giới;
- Hồ sơ thiết kế đã được Cơ quan QLCL thẩm định hoặc các tài liệu thay thế quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
- Ảnh chụp kiểu dáng; Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm.
(3) Hồ sơ kiểm tra sản phẩm phải được lưu trữ tại Cơ quan QLCL và Cơ sở sản xuất ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm Cơ sở sản xuất thông báo tới Cơ quan QLCL ngừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận.
Sửa đổi hồ sơ kiểm tra sản phẩm từ 15/8/2022? Có phải nộp kèm bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm sản phẩm khi nộp hồ sơ kiểm tra không?
Sửa đổi hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo Thông tư 16/2022/TT-BGTVT?
Tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 16/2022/TT-BGTVT (sửa đổi Điều 7 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT) cụ thể như sau:
(1) Hồ sơ kiểm tra đối với linh kiện (thuộc đối tượng phải kiểm tra quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) bao gồm:
- Bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện;
- Bản vẽ kỹ thuật kèm các thông số của sản phẩm; Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
- Ảnh chụp sản phẩm; Bản thuyết minh các ký hiệu, số đóng trên sản phẩm (nếu có);
- Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm (trừ trường hợp xin cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại linh kiện nhập khẩu theo tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu).
Miễn nộp tài liệu quy định tại các điểm a, b và d đối với trường hợp linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài có Giấy chứng nhận kiểu loại do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đính kèm theo báo cáo thử nghiệm (test report) thể hiện kiểu loại linh kiện nhập khẩu thỏa mãn quy định ECE của Liên hiệp quốc phiên bản tương đương hoặc cao hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu thể hiện kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất (Conformity of Production, gọi tắt là đánh giá COP) còn hiệu lực theo quy định ECE, EC được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc tổ chức đánh giá độc lập được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận.
(2) Hồ sơ kiểm tra đối với xe cơ giới bao gồm:
- Bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với xe cơ giới;
- Hồ sơ thiết kế đã được Cơ quan QLCL thẩm định hoặc các tài liệu thay thế quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
- Ảnh chụp kiểu dáng; Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm.
(3) Hồ sơ kiểm tra sản phẩm phải được lưu trữ tại Cơ quan QLCL và Cơ sở sản xuất ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm Cơ sở sản xuất thông báo tới Cơ quan QLCL ngừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận.
Có phải nộp kèm bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm sản phẩm khi nộp hồ sơ kiểm tra không?
Một vài quy định về hồ sơ kiểm tra sản phẩm mà Thông tư 16/2022/TT-BGTVT đã sửa đổi cụ thể như sau:
- Hồ sơ kiểm tra đối với linh kiện: Phải nộp bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện.
+ Trường hợp xin cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại linh kiện nhập khẩu theo tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ không cần bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Được miễn nộp tài liệu quy định tại các điểm a, b và d đối với trường hợp linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài có Giấy chứng nhận kiểu loại do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp
- Hồ sơ kiểm tra đối với xe cơ giới: Phải nộp bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
+ Cung cấp bản sao chụp có xác nhận của Cơ sở sản xuất đối với linh kiện nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm tra quy định tại Phụ lục IV.
Như vậy, phải nộp bản chính các báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện và thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi nộp hồ sơ kiểm tra sản phẩm.
Thông tư 16/2022/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?