Sửa đổi, bổ sung Nghị định 29/2001/NĐ-CP để làm rõ quy định lập dự toán, quản lý kinh phí vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư?
- Trách nhiệm hướng dẫn lập dự toán, quản lý kinh phí lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư thuộc về cơ quan nào?
- Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành hệ thống được sử dụng từ những nguồn nào?
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 29/2001/NĐ-CP để làm rõ quy định lập dự toán, quản lý kinh phí vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư?
Trách nhiệm hướng dẫn lập dự toán, quản lý kinh phí lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư thuộc về cơ quan nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 101 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về trách nhiệm hướng dẫn lập dự toán, quản lý kinh phí lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
"Điều 101. Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư
...
6. Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống:
a) Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống nằm trong tổng mức đầu tư của dự án và thuộc chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của dự án và được xác định theo định mức;
b) Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn lập dự toán, quản lý kinh phí lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống."
Theo đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn lập dự toán, quản lý kinh phí lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống.
Sửa đổi, bổ sung Nghị định 29/2001/NĐ-CP để làm rõ quy định lập dự toán, quản lý kinh phí vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư?
Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành hệ thống được sử dụng từ những nguồn nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 88 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
"Điều 88. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
...
2. Nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này;
b) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự thực hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư chương trình, dự án;
c) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư của chủ sử dụng được tính trong chi phí khai thác, vận hành dự án;
d) Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch hàng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, do ngân sách cấp xã đảm bảo."
Tuy nhiên, tại điểm a khoản 6 Điều 101 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về chi cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành hệ thống như sau:
"Điều 101. Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư
...
6. Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống:
a) Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống nằm trong tổng mức đầu tư của dự án và thuộc chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của dự án và được xác định theo định mức;"
Như vậy, hiện chưa rõ chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành hệ thống nội dung nào thuộc nhiệm vụ chi đầu tư, nội dung nào thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên.
Sửa đổi, bổ sung Nghị định 29/2001/NĐ-CP để làm rõ quy định lập dự toán, quản lý kinh phí vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư?
Theo trả lời tại Công văn 4047/BTC-HCSN năm 2022 về vấn đề lập dự toán, quản lý kinh phí vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
Theo đó, để phù hợp với quy định về quản lý chi phí dự án đầu tư, cần xác định cụ thể chi phí lập, cập nhật báo cáo của chủ đầu tư, ban quản lý dự án trích trong tổng mức đầu tư của từng dự án với chi phí vận hành tổng thể hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư mang tính chất chi thường xuyên, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung, làm rõ từng nội dung chi phù hợp với quy định về phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Đồng thời, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 88 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì công tác giám sát, đánh giá đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện là công việc thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên để thực hiện.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên cho thấy, hiện chưa rõ chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành hệ thống nội dung nào thuộc nhiệm vụ chi đầu tư, nội dung nào thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên.
Do đó, để có cơ sở ban hành văn bản hướng dẫn theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 101 Nghị định 29/2021/NĐ-CP; đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định, làm rõ và có đề xuất cụ thể nội dung này trong Nghị định số 29/2021/NĐ-CP. Trong trường hợp cần thiết, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 29/2001/NĐ-CP cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?