Sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới Việt Nam và Trung Quốc của thương nhân Việt Nam như thế nào?

Sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới Việt Nam và Trung Quốc của thương nhân Việt Nam như thế nào? câu hỏi của cô Hà đến từ Huế.

Sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới Việt Nam và Trung Quốc của thương nhân Việt Nam như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 19/2018/TT-NHNN quy định như sau:

Thương nhân Việt Nam có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:

- Thu:

+ Thu CNY chuyển khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

+ Thu nộp CNY tiền mặt từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2018/TT-NHNN.

+ Thu CNY chuyển khoản từ phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.

+ Thu CNY chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác.

+ Nộp lại số CNY tiền mặt của thương nhân rút ra cho nhân viên đi công tác tại Trung Quốc nhưng chi tiêu không hết tại chi nhánh ngân hàng biên giới đã rút tiền. Khi nộp CNY tiền mặt vào tài khoản, thương nhân xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY tiền mặt mang vào.

+ Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho thương nhân gửi CNY tiền mặt vào tài khoản trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh.

+ Thu từ việc mua CNY chuyển khoản tại chi nhánh ngân hàng biên giới.

- Chi:

+ Chi CNY chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

+ Chi CNY chuyển khoản để thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.

+ Chi CNY chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác.

+ Chi rút CNY tiền mặt cho cá nhân làm việc cho thương nhân Việt Nam khi được cử đi công tác tại Trung Quốc.

+ Chi bán CNY cho chi nhánh ngân hàng biên giới.

Sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới Việt Nam và Trung Quốc của thương nhân Việt Nam như thế nào?

Sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới Việt Nam và Trung Quốc của thương nhân Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)

Sử dụng tài khoản thanh toán bằng VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới Việt Nam và Trung Quốc của thương nhân Trung Quốc như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 19/2018/TT-NHNN quy định sử dụng tài khoản thanh toán bằng VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới Việt Nam và Trung Quốc của thương nhân Trung Quốc như sau:

Thương nhân Trung Quốc có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc được sử dụng tài khoản thanh toán bằng VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:

- Thu:

+ Thu VND chuyển khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

+ Thu VND chuyển khoản từ phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.

+ Thu từ việc mua VND chuyển khoản tại chi nhánh ngân hàng biên giới.

+ Thu VND chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng VND của thương nhân đó mở tại ngân hàng được phép khác.

- Chi:

+ Chi VND chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

+ Chi VND chuyển khoản để thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.

+ Chi VND chuyển khoản để thanh toán cho các mục đích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Chi rút VND tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam.

+ Chi VND chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng VND của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác.

+ Chi VND chuyển khoản để mua CNY hoặc ngoại tệ khác tại chi nhánh ngân hàng biên giới để chuyển về nước.

Sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới Việt Nam và Trung Quốc của tổ chức khác như thế nào?

Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 19/2018/TT-NHNN quy định như sau:

Tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 19/2018/TT-NHNN được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:

- Thu:

+ Thu CNY chuyển khoản từ hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

+ Thu nộp CNY tiền mặt từ hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

+ Nộp lại số CNY tiền mặt của tổ chức rút ra cho nhân viên đi công tác tại Trung Quốc nhưng chi tiêu không hết tại chi nhánh ngân hàng biên giới đã rút tiền. Khi nộp CNY tiền mặt vào tài khoản, tổ chức xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY tiền mặt mang vào.

+ Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho tổ chức gửi CNY tiền mặt vào tài khoản trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh.

- Chi:

+ Chi CNY chuyển khoản để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

+ Chi rút CNY tiền mặt cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử đi công tác tại Trung Quốc.

+ Chi bán CNY chuyển khoản cho chi nhánh ngân hàng biên giới.

Mua bán hàng hóa quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hợp đồng mua bán quốc tế, mua bán ngoại thương, mua bán với thương nhân nước ngoài, xuất nhập khẩu khác nhau ra sao?
Pháp luật
Tải Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới nhất hiện nay? Nội dung nào cần có trong loại hợp đồng này?
Pháp luật
CISG là gì? Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế mang lại những giá trị gì trong thương mại quốc tế?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 có áp dụng đối với các hợp đồng giữa các quốc gia thành viên trước ngày nó có hiệu lực không?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 áp dụng cho việc ký kết các hợp đồng như thế nào?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 sẽ nhận sự gia nhập tất cả các quốc gia không ký tên kể từ khi nào?
Pháp luật
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, người bán giao hàng trước thời hạn quy định thì người mua có bắt buộc phải từ chối việc giao hàng đó không?
Pháp luật
Trong mua bán hàng hóa quốc tế nếu một bên chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác thì bên còn lại có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó không?
Pháp luật
Giao hàng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế chậm trễ trong thời hạn như thế nào thì được coi là không vi phạm hợp đồng?
Pháp luật
Việc miễn trách nhiệm trong mua bán hàng hóa quốc tế có cản trở việc sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Một bên trong mua bán hàng hóa quốc tế không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ cũng không thực hiện được thì họ có được miễn trách nhiệm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán hàng hóa quốc tế
8,168 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán hàng hóa quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán hàng hóa quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào