Streamer livestream đánh bạc trá hình bằng hình thức chơi game qua mạng internet bị xử lý như thế nào?
Streamer tổ chức đánh bạc qua mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Khung 1:
- Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 121 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Áp dụng biện pháp bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khung 2:
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 121 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với những trường hợp phạm tội sau đây:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Áp dụng biện pháp bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Streamer livestream đánh bạc trá hình bằng hình thức chơi game qua mạng internet bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính:
- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi tổ chức đánh bạc trá hình bằng hình thức chơi game qua mạng bị xử phạt như sau:
Hành vi đánh bạc trái phép
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên hành vi của streamer livestream chơi game với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Hình phạt bổ sung (Căn cứ tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP):
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. (Căn cứ tại khoản 7 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Xử lý hình sự:
- Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đánh bạc như sau:
Người nào đánh bạc trá hình trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì có thể bị phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu như Sử dụng mạng internet để phạm tội thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Như vậy nếu hành vi đánh bạc trá hình của streamer livestream đánh bạc thuộc trường hợp nêu trên thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Đồng thời còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Streamer livestream đánh bạc trá hình bằng hình thức chơi game qua mạng internet bị xử lý như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng internet được quy định như thế nào?
- Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định người sử dụng internet có các quyền và nghĩa vụ như sau:
+ Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
+ Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
+ Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
+ Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
+ Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
+ Khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra;
+ Thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá cước dịch vụ viễn thông;
+ Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền, đưa, lưu trữ trên mạng viễn thông;
+ Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông.
+ Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.
+ Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
+ Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet dưới bất kỳ hình thức nào.
+ Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?