So sánh tiêu chuẩn và hệ số lương của thư viện viên hạng I và thư viện viên hạng II áp dụng từ ngày 15/8/2022?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thư viện viên hạng I - Mã số: V.10.02.30?
Đối với quy định về thư viện viên hạng I thì tại Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định cụ thể như sau:
"Điều 4. Thư viện viên hạng I - Mã số: V.10.02.30
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm, kế hoạch phát triển văn hóa đọc của đơn vị và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động thư viện;
c) Chủ trì tổ chức hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện theo quy định của pháp luật và các hoạt động khác nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa đọc;
d) Chủ trì xây dựng hoặc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, thông tin thư mục quốc gia, mục lục liên hợp quốc gia, quốc tế;
đ) Chủ trì xây dựng hoặc hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ thư viện;
e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trong hoạt động thư viện;
g) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển thư viện và văn hóa đọc;
h) Xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho thư viện viên hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện. Trường hợp tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển về thư viện và văn hóa đọc;
b) Có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ thư viện;
c) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật, đề án, chương trình hoạt động về thư viện;
d) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thư viện;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng I:
a) Có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh thư viện viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành trở lên trong lĩnh vực thư viện đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt hoặc chủ trì xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, thông tin thư mục quốc gia, mục lục liên hợp quốc gia, quốc tế."
So sánh tiêu chuẩn và hệ số lương của thư viện viên hạng I và thư viện viên hạng II áp dụng từ ngày 15/8/2022?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của thư viện viên hạng II - Mã số: V.10.02.05?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định về thư viện viên hạng II cụ thể như sau:
"Điều 5. Thư viện viên hạng II - Mã số: V.10.02.05
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện được giao và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ trong hoạt động thư viện;
c) Tham gia tổ chức hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện theo quy định của pháp luật và các hoạt động khác nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa đọc;
d) Tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trong hoạt động thư viện;
đ) Tham gia tổng kết đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thư viện;
e) Tham gia xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu và tham gia bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho thư viện viên hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển về thư viện và văn hóa đọc;
b) Am hiểu kiến thức về nghiệp vụ thư viện;
c) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thư viện được giao tham mưu, quản lý;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II:
a) Có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III hoặc tương đương đã tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực thư viện từ cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu hoặc phê duyệt."
Sự khác biệt giữa hệ số lượng giữa thư viện viên hạng I và thư viện viên hạng II?
Đối với quy định về hệ số lương giữa 2 chức danh nghề nghiệp là thư viện viên hạng I và thư viện viên hạng II thì hệ số lương thì thư viện viên hạng I được tính theo hệ số lương là từ 5,75 đến hệ số lương 7,55 và hệ số lương mà thư viện viên hạng II nhận được là từ 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?