Số lượng đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể tăng so với Đại hội trước?
- Số lượng đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể tăng so với Đại hội trước?
- Đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như thế nào?
- Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng chuẩn bị kỹ lưỡng các văn kiện để trình Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đúng không?
- Mở rộng thành phần, số lượng tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu trong nước và đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia Uỷ ban Mặt trận các cấp đúng không?
Số lượng đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể tăng so với Đại hội trước?
Theo Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 25/05/2023, Ban Bí thư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Chỉ thị 22-CT/TW năm 2023 về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, trong đó có nội dung yêu cầu về đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
Đại biểu tham dự Đại hội phải tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, uy tín, đại diện cho các tầng lớp nhân dân, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm cho thành công của Đại hội. Số lượng đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể tăng nhưng không vượt quá 10% so với Đại hội trước.
Như vậy, số lượng đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể tăng nhưng không vượt quá 10% so với Đại hội trước.
Bên cạnh đó, trong Chỉ thị 22-CT/TW năm 2023, Ban Bí thư cũng yêu cầu ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức Đại hội trang trọng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ.
Thời gian tiến hành Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoàn thành trong tháng 4/2024, cấp huyện hoàn thành trong tháng 6/2024, cấp tỉnh hoàn thành trong tháng 8/2024; Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X tổ chức trong tháng 10/2024.
Số lượng đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể tăng so với Đại hội trước? (Hình Internet)
Đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như thế nào?
Theo Chỉ thị 22-CT/TW năm 2023, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng:
- Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Phát huy mạnh mẽ tính tự chủ, năng động, sáng tạo và tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận.
- Lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách; bảo đảm chế độ, chính sách, điều kiện hoạt động để phát huy vai trò, trách nhiệm, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng chuẩn bị kỹ lưỡng các văn kiện để trình Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đúng không?
Bên cạnh đó, Tại Chỉ thị 22-CT/TW năm 2023 thì Ban Bí thư cũng yêu cầu:
- Các cấp ủy, tổ chức Đảng phải chuẩn bị kỹ lưỡng các văn kiện trình Đại hội, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội. Báo cáo chính trị cần đánh giá đúng, khách quan tình hình các tầng lớp nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ 2019 - 2024, khẳng định kết quả đạt được, những mô hình hay, nhân tố mới; thẳng thắn, chỉ rõ hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
- Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 - 2029 cần tiếp tục cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận; phân tích đầy đủ bối cảnh tình hình, dự báo thuận lợi, khó khăn, những vấn đề mới; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi; chú trọng khắc phục hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra trong nhiệm kỳ qua; tập trung các giải pháp nhằm tập hợp, đoàn kết đông đảo các tầng lớp nhân dân, huy động mọi nguồn lực, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng.
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải phù hợp chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và yêu cầu, nhiệm vụ công tác Mặt trận trong giai đoạn mới.
Mở rộng thành phần, số lượng tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu trong nước và đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia Uỷ ban Mặt trận các cấp đúng không?
Theo Chỉ thị 22-CT/TW năm 2023 yêu cầu công tác nhân sự phải bảo đảm nguyên tắc, quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Xây dựng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029 có cơ cấu, số lượng hợp lý, có tỉ lệ người ngoài Đảng phù hợp; chú trọng phát hiện, giới thiệu người có năng lực, uy tín, tâm huyết, trách nhiệm cao với đất nước và công tác Mặt trận;
Có thể mở rộng thành phần, số lượng tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu trong nước và đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia Uỷ ban Mặt trận các cấp, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, sức mạnh đại đoàn kết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Cấp uỷ phân công, giới thiệu Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp uỷ tham gia Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; phân công Ủy viên Thường vụ cấp uỷ có uy tín, năng lực làm Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và giới thiệu để hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Xem chi tiết nội dung Chỉ thị 22-CT/TW năm 2023 tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?