Sẽ thông qua Nghị quyết Quốc hội về thuế tối thiểu toàn cầu vào kỳ họp tháng 10/2023 đúng không?
Sẽ thông qua Nghị quyết Quốc hội về thuế tối thiểu toàn cầu vào kỳ họp tháng 10/2023 đúng không?
Ngày 28/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2023.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, có ý kiến góp ý trực tiếp vào Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong ngày 28 tháng 7 năm 2023.
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của Thành viên Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2023 và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng các Nghị quyết theo đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp gửi đầy đủ tài liệu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng tiến độ.
Đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trước ngày 05 tháng 8 năm 2023 để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 và cho phép xây dựng dự thảo Nghị quyết Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội (tại Kỳ họp thứ 6, tháng 10 năm 2023).
Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc xây dựng các Nghị quyết này.
>> Đã có Nghị quyết 107/2023/QH15 về thuế tối thiểu toàn cầu
Sẽ thông qua Nghị quyết Quốc hội về thuế tối thiểu toàn cầu vào kỳ họp tháng 10/2023 đúng không?
Nghiên cứu xây dựng quy định đấu giá một số tài sản đặc thù?
Cũng tại Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 ban hành ngày 31/7/2023.
Theo đó, Chính phủ đã thống nhất nhiều nội dung về dự án Luật Đấu giá tài sản sửa đổi.
Trong đó, Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan được giao rà soát quy định về đấu giá các tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, biển số xe.
Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành hoàn thiện nội dung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản như sau:
- Quy định trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu giá, cuộc đấu giá; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các biểu hiện "quân xanh, quân đỏ" và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực đấu giá tài sản.
- Yêu cầu dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi phải thể hiện rõ nguyên tắc, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
- Tổng kết kỹ lưỡng việc thi hành Luật đấu giá tài sản năm 2016, thuyết minh rõ các quy định còn phù hợp để kế thừa; các quy định không còn phù hợp với thực tiễn, chưa phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
- Nội dung thuyết minh cần phân tích kỹ lưỡng cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kế thừa, sửa đổi, bổ sung từng quy định cụ thể.
- Rà soát dự thảo Luật, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các Bộ luật, Luật hiện hành và các dự án Luật đang được Chính phủ trình Quốc hội.
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, quy trình thực hiện đấu giá, đẩy mạnh áp dụng đấu giá trực tuyến.
- Rà soát các quy định về đấu giá các tài sản đặc thù, bảo đảm nguyên tắc các quy định của Luật đấu giá tài sản về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, các vấn đề trước và sau khi đấu giá như:
+ Giám định tài sản đấu giá, định giá, xác định giá khởi điểm, điều kiện của người tham gia đấu giá, phê duyệt kết quả đấu giá, ký hợp đồng mua bán, nộp tiền trúng đấu giá, bàn giao tài sản đấu giá... thực hiện theo quy định của Luật chuyên ngành;
+ Nghiên cứu việc đấu giá một số tài sản đặc thù khác như quyền khai thác đường cao tốc, cổ phần của Nhà nước, mua bán nợ...;
+ Nghiên cứu xây dựng quy định chung về đấu giá các tài sản đặc thù để bảo đảm sự ổn định, hiệu lực lâu dài của Luật, có cơ sở để xử lý khi phát sinh các loại tài sản đặc thù khác trong thực tiễn.
Thống nhất chính sách đề nghị xây dựng Luật phòng, chống mua bán người sửa đổi?
Tại Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023, Chính phủ cơ bản thống nhất với 03 nội dung chính sách đề nghị xây dựng Luật phòng, chống mua bán người sửa đổi, gồm:
- Hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân.
- Quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
- Hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?