Sẽ kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?

Có phải việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được kéo dài thêm theo Nghị quyết mới nhất của Thủ tướng Chính phủ? Tôi muốn được cung cấp thêm thông tin về việc này vì tôi đang công tác trong ngành tín dụng. Cám ơn!

Các hoạt động nào sẽ có thể phát sinh nợ xấu?

Theo Điều 2 Phụ lục về xác định nợ xấu ban hành kèm theo Nghị quyết 42/2017/QH14 thì các hoạt động dưới đây có thể sẽ phát sinh nợ xấu, cụ thể:

"Điều 2. Các hoạt động phát sinh nợ xấu
1. Cho vay.
2. Cho thuê tài chính.
3. Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
4. Bao thanh toán.
5. Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.
6. Trả thay theo cam kết ngoại bảng.
7. Ủy thác cấp tín dụng.
8. Hoạt động mua bán nợ.
9. Hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết."

Nguyên tắc xử lý nợ xấu được quy định ra sao?

Việc thực hiện xử lý nợ xấu phải dựa vào các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị quyết 42/2017/QH14 như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc xử lý nợ xấu
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
3. Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật."

Phân bổ lãi dự thu, chênh lệch khi bán khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thực hiện ra sao?

Theo Điều 16 Nghị quyết 42/2017/QH14 thì việc phân bổ lãi dự thu, chênh lệch khi bán khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thực hiện như sau

"Điều 16. Phân bổ lãi dự thu, chênh lệch khi bán khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu
1. Tổ chức tín dụng được phân bổ số lãi dự thu đã ghi nhận của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng chưa thoái theo quy định, chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán khoản nợ xấu và số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản nợ này vào kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm theo các nguyên tắc sau đây:
a) Mức phân bổ hằng năm tối thiểu là mức chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm của tổ chức tín dụng;
b) Thời hạn phân bổ số lãi dự thu tối đa không quá 10 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thời hạn phân bổ chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán khoản nợ xấu và số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản nợ này tối đa không quá 05 năm.
2. Đối với lãi dự thu của khoản nợ xấu bán cho tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu chưa thoái theo quy định thì thời gian phân bổ lãi dự thu tối đa không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.
3. Tổ chức tín dụng chỉ được phân bổ số lãi dự thu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với số lãi dự thu đã ghi nhận đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2016.
4. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được phân bổ chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường và số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản nợ này vào kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm với mức phân bổ tối thiểu là chênh lệch thu chi."

Sẽ đề xuất kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?

Sẽ đề xuất kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?

Sẽ đề xuất kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng?

Nghị quyết 47/NQ-CP năm 2022 đã thông qua Dự án Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ ngày 29/03/2022), theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát kỹ lưỡng nội dung, hồ sơ trình Quốc hội theo quy định, bảo đảm tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến các Thành viên Chính phủ, chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả, kịp thời, đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật; chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

Bên cạnh đó Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung dự án Nghị quyết vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy trình một phiên họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Và cuối cùng, Giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định về dự án Nghị quyết nêu trên để cho ý kiến và thông qua theo quy trình một phiên họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định.

Tổ chức tín dụng
Xử lý nợ xấu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn hóa kiểm soát là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định ra sao?
Pháp luật
Thông tin tín dụng mà tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC bao gồm các nhóm chỉ tiêu nào? Đối tượng nào được cung cấp thông tin tín dụng?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng dùng tài khoản nào để thực hiện giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Pháp luật
Thời hạn thanh toán khi tổ chức tín dụng mua vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước được quy định thế nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt dẫn đến hậu quả gì? NHNN can thiệp sớm hay kiểm soát đặc biệt khi TCTD bị rút tiền hàng loạt?
Pháp luật
Văn phòng đại diện nước ngoài tổ chức tín dụng thay đổi địa điểm đặt trụ sở thì phải nộp hồ sơ đến cơ quan nào?
Pháp luật
Kho tiền của tổ chức tín dụng được xây dựng ở đâu? Có vị trí như thế nào? Kho tiền phải được trang bị những hệ thống thiết bị nào?
Pháp luật
Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
Pháp luật
Xe chở tiền của tổ chức tín dụng là gì? Yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với khoang chở tiền của xe chở tiền?
Pháp luật
Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất năm 2023? Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng 2023 là văn bản nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng có thể tự xác định tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm không? Căn cứ xác định tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tín dụng
1,932 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tín dụng Xử lý nợ xấu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tín dụng Xem toàn bộ văn bản về Xử lý nợ xấu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào