Sẽ có cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung vào tháng 4/2023?
- Sẽ có cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung vào tháng 4/2023?
- Mục đích của Kế hoạch truyền thông về các lĩnh vực công tác của Bộ Nội vụ năm 2023 là gì?
- Có bao nhiêu giải pháp được đề ra để thực hiện Kế hoạch truyền thông về các lĩnh vực công tác của Bộ Nội vụ năm 2023?
Sẽ có cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung vào tháng 4/2023?
Ngày 27/03/2023, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2023 Kế hoạch truyền thông về các lĩnh vực công tác của Bộ Nội vụ năm 2023 (sau đây gọi tắt là "Kế hoạch truyền thông").
Tại tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2023, việc xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung là một trong những nhiệm vụ trong tâm trong hoạt động truyền thông về các lĩnh vực công tác của Bộ Nội vụ năm 2023.
Theo đó, Vụ Công chức - Viên chức sẽ tiến hành truyền thông Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung vào khoảng thời gian trước, trong và sau khi Nghị định ban hành tháng 4/2023.
Căn cứ Mục 8 Danh mục truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2023, công tác tuyên truyền Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung sẽ được thực hiện theo 02 hình thức:
- Cung cấp thông tin Nghị định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung cho báo chí; Hội nghị, hội thảo.
- Tin, bài, phỏng vấn đăng trên báo, tạp chí; phát thanh, truyền hình.
Sẽ có cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung vào tháng 4/2023? (Hình từ Internet)
Mục đích của Kế hoạch truyền thông về các lĩnh vực công tác của Bộ Nội vụ năm 2023 là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2023, Kế hoạch truyền thông có các mục đích sau:
- Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ, ngành Nội vụ đối với công tác truyền thông.
- Kịp thời thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật, các lĩnh vực quản lý nhà nước, kết quả thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Nội vụ nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội đối với công tác xây dựng thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực Nội vụ, qua đó góp phần nâng cao hình ảnh, vị trí và vai trò của Bộ, ngành Nội vụ.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền, phản ánh kịp thời những nội dung, nhiệm vụ của Bộ, ngành Nội vụ về các vấn đề được xã hội quan tâm; đồng thời, chủ động tiếp nhận thông tin phản hồi, phản biện từ người dân, doanh nghiệp để đề xuất xử lý kịp thời.
- Tổ chức truyền tải thông tin về các chính sách có tác động lớn và trực tiếp đến xã hội, nhất là những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm, có ý kiến trái chiều trong quá trình đề xuất chính sách, pháp luật, cũng như các giải pháp trong chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành Nội vụ, thông qua các kênh thông tin, báo chí tạo tương tác đa chiều giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Có bao nhiêu giải pháp được đề ra để thực hiện Kế hoạch truyền thông về các lĩnh vực công tác của Bộ Nội vụ năm 2023?
Các giải pháp thực hiện Kế hoạch truyền thông về các lĩnh vực công tác của Bộ Nội vụ năm 2023 được xác định tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2023. Cụ thể bao gồm:
- Tăng cường truyền tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng:
+ Chủ động cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực nội vụ.
+ Chủ động ban hành Thông cáo báo chí, tạo điều kiện để nhà báo, phóng viên, biên tập viên tiếp cận, tìm hiểu, khai thác thông tin trong quá trình xây dựng thể chế, chính sách cũng như tổ chức triển khai các chính sách thuộc lĩnh vực nội vụ.
- Tổ chức Hội nghị tập huấn các Nghị định, Thông tư thuộc lĩnh vực nội vụ nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ và Lãnh đạo, công chức Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, bài viết ... về những nội dung quan trọng, cần thiết được người dân và dư luận xã hội quan tâm; chủ động tuyên truyền, đăng tải, phát sóng trên các phương tiện truyền thông. Tập trung tuyên truyền đậm nét đối với những chính sách quan trọng của Bộ, của ngành hoặc liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Tổ chức họp báo nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ được dư luận quan tâm qua đó góp phần vận động dư luận để có những đóng góp, chia sẻ tích cực đối với Bộ Nội vụ trong quá trình xây dựng và hoạch định cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền khác thông qua: các ấn phẩm, video clip; hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện và các hoạt động khác của Bộ.
- Biên soạn, phát hành các ấn phẩm, tài liệu Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, trao đổi thông tin trong quá trình triển khai xây dựng chính sách. Cung cấp thông tin thông qua Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nội vụ tại mục Thông cáo báo chí và Tiếp cận thông tin.
Xem chi tiết tại Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?