Sản phẩm hết hạn sử dụng và phải tiêu hủy có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN 2024 không?
Sản phẩm hết hạn sử dụng và phải tiêu hủy có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN 2024 không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
[...]
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
...
Như vậy, đối với các sản phẩm hết hạn sử dụng phải tiêu hủy, nếu doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp hàng hóa hết hạn sử dụng không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ trong năm thực hiện tiêu hủy.
Sản phẩm hết hạn sử dụng và phải tiêu hủy có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN 2024 không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, tài liệu chứng minh đối với hàng hóa hết hạn sử dụng không được bồi thường gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
Khi tiền tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bị thừa thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019 quy định xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, Khi tiền tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bị thừa thì giải quyết như sau:
- Doanh nghiệp có số tiền thuế TNDN tạm nộp đã nộp trong năm lớn hơn số tiền thuế phải nộp trong năm thì được bù trừ số tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp doanh nghiệp đề nghị bù trừ tiền thuế TNDN nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.
- Trường hợp doanh nghiệp yêu cầu hoàn trả số tiền thuế TNDN nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định hoàn trả số tiền thuế nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.
- Không hoàn trả số tiền thuế TNDN nộp thừa và cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh khoản số tiền nộp thừa trên sổ kế toán, trên hệ thống dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau đây:
+ Cơ quan quản lý thuế đã thông báo cho doanh nghiệp về số tiền thuế nộp thừa được hoàn trả nhưng người nộp thuế từ chối nhận lại số tiền nộp thừa bằng văn bản;
+ Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, đã được cơ quan quản lý thuế thông báo về số tiền nộp thừa trên phương tiện thông tin đại chúng mà sau 01 năm kể từ ngày thông báo, doanh nghiệp không có phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế nộp thừa với cơ quan quản lý thuế;
+ Khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh có tiền thuế TNDN nộp thừa và tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?