Sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai có thời hạn trong bao lâu?
Sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai có thời hạn trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được triển khai các sản phẩm bảo hiểm vi mô có thời hạn từ 01 năm trở xuống nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên. Sản phẩm bảo hiểm bao gồm một hoặc một số quyền lợi cụ thể như sau:
1. Quyền lợi chăm sóc sức khỏe: hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí nằm viện, phẫu thuật cho người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm nằm viện hoặc phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm.
2. Quyền lợi bảo hiểm tai nạn: chi trả số tiền bảo hiểm tương ứng với tỷ lệ thương tật do tai nạn của người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm bị thương tật do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm.
3. Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn: chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm.
4. Quyền lợi trợ cấp mai táng: chi trả thêm một khoản hỗ trợ mai táng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi quyền lợi bảo hiểm tử vong được chi trả.
5. Quyền lợi bảo hiểm tài sản: chi trả bồi thường bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại do các nguyên nhân thuộc phạm vi bảo hiểm.
Theo như quy định trên, sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
Đồng thời, sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai bao gồm một hoặc một số quyền lợi gồm:
- Quyền lợi chăm sóc sức khỏe
- Quyền lợi bảo hiểm tai nạn
- Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn
- Quyền lợi trợ cấp mai táng
- Quyền lợi bảo hiểm tài sản
Sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai có thời hạn trong bao lâu?
Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau:
1. Có vốn thành lập bằng Đồng Việt Nam không thấp hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập. Thành viên sáng lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
b) Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên;
c) Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án;
d) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Nhân sự dự kiến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định này.
3. Dự thảo điều lệ phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Theo đó, Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
- Điều kiện về thành viên sáng lập bao gồm:
+ Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và là thành viên của tổ chức dự kiến thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
+ Là tổ chức đại diện thành viên theo quy định của pháp luật.
- Có vốn thành lập bằng Đồng Việt Nam không thấp hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
+ Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập. Thành viên sáng lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
+ Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên;
+ Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án;
+ Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
- Nhân sự dự kiến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định 21/2023/NĐ-CP
- Có kế hoạch triển khai bảo hiểm vi mô phù hợp với số lượng thành viên, mạng lưới của tổ chức.
- Dự thảo điều lệ phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều 8 Nghị định 21/2023/NĐ-CP
- Có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp, bảo đảm hỗ trợ, theo dõi đến từng hợp đồng bảo hiểm vi mô, theo dõi tài chính, kế toán của hoạt động bảo hiểm vi mô.
Nguyên tắc hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 150 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi tài sản hình thành từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô.
2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động, tuân thủ các quy định về chế độ tài chính nhằm bảo đảm an toàn tài chính, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với các thành viên tham gia bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm thực hiện quản trị rủi ro nhằm kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô.
4. Toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được sử dụng để phục vụ lợi ích cho các thành viên tham gia bảo hiểm thông qua việc giảm trừ phí bảo hiểm, gia tăng quyền lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm, hỗ trợ cho các thành viên và các mục tiêu khác theo điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
5. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro, hoạt động nghiệp vụ, công khai thông tin, chế độ tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Theo đó, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoạt động theo các nguyên tắc trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?