Quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện dưới những hình thức nào? Khi nào thì quyết định của cộng đồng dân cư có hiệu lực?
Quyết định của cộng đồng dân cư có thể thể hiện dưới hình thức văn bản là Nghị quyết có đúng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Quyết định của cộng đồng dân cư
1. Quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức nghị quyết, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư. Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể về hình thức văn bản thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn hình thức văn bản của cộng đồng dân cư phù hợp với nội dung quyết định và phong tục, tập quán, điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư sau khi thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố.
Theo đó, ngoài biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư, quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức nghị quyết.
Quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện dưới những hình thức nào? Khi nào thì quyết định của cộng đồng dân cư có hiệu lực? (Hình từ Internet)
Quy định mới về tỷ lệ tán thành đối với việc thông qua quyết định của cộng đồng dân cư là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư
1. Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn, tổ dân phố tán thành.
Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số thôn, tổ dân phố trở lên tán thành.
Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 15 của Luật này được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành.
Như vậy, tùy vào từng loại nội dung được đưa ra mà quy định về tỷ lệ tán thành đối với việc thông qua quyết định của cộng đồng dân cư có sự khác nhau, cụ thể:
- Quyết định của cộng đồng dân cư được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn, tổ dân phố tán thành. Hoặc nếu có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số thôn, tổ dân phố trở lên tán thàn, đối với hai nội dung là:
+ Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.
+ Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.
- Quyết định của cộng đồng dân cư được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành, đối với các nội dung là:
+ Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
+ Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
+ Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
+ Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
Quyết định của cộng đồng dân cư có hiệu lực khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư. Theo đó hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư được quy định thời điểm bắt đầu tùy vào từng nội dung được đưa ra, cụ thể:
- Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 6 Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố có hiệu lực kể từ ngày được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua.
- Đối với quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã, thì thời điểm có hiệu lực do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định trên cơ sở tổng hợp kết quả biểu quyết của cộng đồng dân cư.
- Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận.
- Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực kể từ ngày Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ban hành quyết định công nhận.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?