Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2022: Bổ sung danh mục 06 dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và kiện toàn ban chỉ đạo?
- Thủ tướng Chính phủ vừa bổ sung 6 dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải?
- Các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải mà nước ta đang thực hiện bao gồm những gì?
- Công tác kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải được Thủ tướng thực hiện như thế nào?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải là gì?
Thủ tướng Chính phủ vừa bổ sung 6 dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải?
Ngày 02/11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2022 về việc bổ sung danh mục dự án và kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông - vận tải.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2022 Thủ tướng quyết định bổ sung vào danh mục các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông - vận tải 5 công trình đường bộ, 1 công trình hàng không:
- Các dự án đường bộ cao tốc:
+ Tuyên Quang - Phú Thọ,
+ Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La,
+ Hữu Nghị - Chi Lăng,
+ Đồng Đăng - Trà Lĩnh;
- Dự án nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Dự án xây dựng đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (kết nối vào nhà ga T3).
Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2022: Bổ sung danh mục 06 dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và kiện toàn ban chỉ đạo? (Hình từ Internet)
Các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải mà nước ta đang thực hiện bao gồm những gì?
Theo đó, căn cứ Điều 1 Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2022 (bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 1316/QĐ – TTg năm 2022) thì hiện nay các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải đang được triển khai thực hiện ở nước ta bao gồm:
- Đường Hồ Chí Minh.
- Các dự án đường bộ cao tốc: Bắc - Nam phía Đông; Bến Lức - Long Thành; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
- Các tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
- Các dự án đường bộ cao tốc hoặc dự án hạ tầng giao thông khác mà Ban Chỉ đạo thấy cần thiết.
- Các dự án đường bộ cao tốc: Tuyên Quang - Phú Thọ, Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La, Hữu Nghị - Chi Lăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh;
- Dự án nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Dự án xây dựng đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (kết nối vào nhà ga T3).
Công tác kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải được Thủ tướng thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2022 thì thành phần ban chỉ đạo trước đây được xác định bao gồm các thành viên:
- Trưởng ban Chỉ đạo: Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.
- Phó Trưởng ban Chỉ đạo:
+ Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ (Phó Trưởng ban Thường trực);
+ Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Các Ủy viên Ban Chỉ đạo:
+ Đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
+ Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
+ Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp;
+ Đồng chí Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
+ Đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an;
+ Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Đồng chí Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
+ Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
+ Đồng chí Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
+ Đồng chí Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
+ Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Đồng chí Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính;
+ Đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương;
+ Đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Đồng chí Lê Sỹ Bảy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ;
+ Đồng chí Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Đồng chí Vũ Văn Họa, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước;
+ Đồng chí Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án đi qua.
- Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Quyết định 1316/QĐ – TTg năm 2022, Thủ tướng đã thực hiện kiện toàn Phó Trưởng Ban Chỉ đạo:
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, thay thế đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Đồng thời, bổ sung các Ủy viên Ban Chỉ đạo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2022, Ban Chỉ đạo có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành để đẩy nhanh tiến độ các Dự án.
- Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng các dự án theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đối với các Dự án.
- Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện các Dự án theo quy định; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các công việc sau đây:
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện các Dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện các Dự án; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
+ Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư công trình, dự án, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu trong việc thực hiện những nhiệm vụ đã được xác định trong chủ trương đầu tư các Dự án hoặc quyết định phê duyệt của từng dự án thành phần để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.
- Được mời các tổ chức, các chuyên gia để tư vấn trong quá trình chỉ đạo, nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các Dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?