Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP như thế nào?
Ngày 09/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 147 2024 NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Tại Điều 36 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau:
- Được sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo quy định của pháp luật.
- Được bảo vệ thông tin của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo quy định của pháp luật trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan điều tra, cơ quan có thẩm quyền trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
- Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
- Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
- Các tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội có quyền đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) để được tập huấn, phổ biến quy định của pháp luật về cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và được khuyến nghị lựa chọn quảng cáo.
- Tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành khi thực hiện việc cung cấp thông tin, dịch vụ chuyên ngành trên mạng xã hội; tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, thanh toán khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động giao dịch liên quan trên mạng xã hội.
- Chủ tài khoản, chủ kênh nội dung, chủ trang cộng đồng, người quản trị nhóm cộng đồng trên mạng xã hội không được đặt tên tài khoản, trang, kênh, nhóm giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí hoặc có những từ ngữ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài tương đương) có thể gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí hoặc hoạt động báo chí như: Báo, đài, tạp chí, tin, tin tức, phát thanh, truyền hình, truyền thông, thông tấn, thông tấn xã...; phải chịu trách nhiệm quản lý nội dung đăng tải trên tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng hoặc kênh nội dung của mình; có trách nhiệm ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, thông tin ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, thông tin ảnh hưởng đến trẻ em đăng tải trên tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng hoặc kênh nội dung của mình (bao gồm cả nội dung bình luận của người sử dụng dịch vụ) chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương và các cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật chuyên ngành hoặc chậm nhất là 48 giờ đối với khiếu nại có căn cứ từ người sử dụng dịch vụ; không lợi dụng mạng xã hội để sản xuất nội dung dưới hình thức phóng sự, điều tra, phỏng vấn báo chí.
- Tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội khi cung cấp thông tin bằng tính năng livestream phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 147 2024 NĐ-CP. Trường hợp cung cấp thông tin liên quan đến các dịch vụ chuyên ngành khác thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo đó, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định 147 2024 NĐ-CP được quy định như trên.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP như thế nào?
Trường hợp nào bị khóa vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội vi phạm pháp luật từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 2024?
Tại khoản 7 Điều 35 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn tài khoản, nhóm, kênh vi phạm pháp luật đối với các trường hợp sau:
(1) Thực hiện việc khoá tạm thời các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên đăng tải nội dung vi phạm pháp luật (trong 30 ngày có ít nhất 05 lần cung cấp nội dung vi phạm pháp luật hoặc trong 90 ngày có ít nhất 10 lần cung cấp nội dung vi phạm bị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ) chậm nhất là 24 giờ khi có yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương và các cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật chuyên ngành hoặc khi tự phát hiện vi phạm.
Thời gian khóa tạm thời từ 07 ngày đến 30 ngày, tùy thuộc vào mức độ và số lần vi phạm.
(2) Thực hiện việc khóa vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đã bị tạm khóa từ 03 lần trở lên khi có yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương và các cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội không xử lý nội dung, dịch vụ vi phạm pháp luật, không tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn hoạt động các tài khoản vi phạm pháp luật theo yêu cầu, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội hoặc thu hồi Giấy phép/Giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội đã cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định tại Điều 33 Nghị định 147 2024 NĐ CP.
Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng ra sao?
Căn cứ tại Điều 4 Luật An ninh mạng 2018 có quy định về nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
- Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.
- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
- Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung tối thiểu của điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông bao gồm những nội dung nào?
- Thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội? Bị thu hồi Giấy chứng nhận thì có được cấp mới không?
- Tải về file word mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác?
- Thời hạn gửi báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải là khi nào?
- Bom sót lại sau chiến tranh trong nhân dân có là vũ khí quân dụng không? Người dân có trách nhiệm phải giao nộp không?