Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như thế nào tại Luật Giá 2023?
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như thế nào tại Luật Giá 2023?
Theo Điều 53 Luật Giá 2023 quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá như sau:
Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá:
- Cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật Giá 2023;
- Tham gia hội nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;
- Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá:
- Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật Giá 2023;
- Thực hiện thẩm định giá theo đúng hợp đồng thẩm định giá và lĩnh vực chuyên môn được phép thực hiện; bố trí thẩm định viên về giá, người có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện thẩm định giá theo hợp đồng đã ký kết; tạo điều kiện để thẩm định viên về giá thực hiện hoạt động thẩm định giá độc lập, khách quan;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng báo cáo thẩm định giá để phát hành và cung cấp chứng thư thẩm định giá cho khách hàng thẩm định giá;
- Bảo đảm chứng thư thẩm định giá phát hành tuân thủ các quy định của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam, trừ trường hợp khách hàng thẩm định giá cố tình cung cấp thông tin sai lệch về tài sản thẩm định giá; chịu trách nhiệm trước khách hàng về việc cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo hợp đồng đã ký kết;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định giá hoặc trong trường hợp hoạt động thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Quản lý, giám sát hoạt động của thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp;
- Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá an toàn, đầy đủ, hợp pháp và bảo mật theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như thế nào tại Luật Giá 2023? (Hình từ internet)
Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi nào?
Theo khoản 1 Điều 54 Luật Giá 2023 thì doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Giá 2023 trong 03 tháng liên tục;
- Phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá;
- Các trường hợp đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính và hình sự.
Ngoài ra, doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Kê khai không đúng hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
- Không phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá trong 12 tháng liên tục;
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp không khắc phục được vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- Tự chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý:
- Trong thời gian bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá không được ký hợp đồng dịch vụ thẩm định giá và không được phát hành chứng thư thẩm định giá. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá tại thời điểm bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá quy định tại điểm i khoản 2 Điều 53 Luật Giá 2023.
- Chính phủ quy định chi tiết việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thẩm định giá theo phương thức như thế nào?
Theo Điều 58 Luật Giá 2023 quy định phương thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thẩm định giá như sau:
- Thương lượng, hòa giải trên cơ sở những cam kết đã ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
- Giải quyết bằng trọng tài thương mại.
- Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?