Quy trình cán bộ quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải giao nhận hộ chiếu để đi công tác được thực hiện như thế nào?

Cho tôi xin được biết quy trình giao nhận hộ chiếu để đi công tác của cán bộ quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải như thế nào? - Câu hỏi của Minh Tài (Quảng Bình).

Trách nhiệm của cán bộ quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải đối với hộ chiếu được cấp như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2653/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về trách nhiệm của cán bộ quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải đối với hộ chiếu được cấp như sau:

- Giữ gìn và bảo quản hộ chiếu cẩn thận, không tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong hộ chiếu, không được cho người khác sử dụng, không được sử dụng trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

- Chỉ sử dụng một loại hộ chiếu còn giá trị sử dụng cho mỗi chuyến công tác nước ngoài phù hợp với Quyết định cử đi công tác và tính chất công việc thực hiện ở nước ngoài.

- Khi bị mất hộ chiếu, phải thực hiện khai báo theo quy định như sau:

+ Nếu người đó đang ở trong nước thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan cấp giấy tờ đó hoặc với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nếu giấy tờ bị mất do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp.

Trường hợp bị mất hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ thì ngoài việc khai báo trên, người được cấp phải báo cáo ngay với cơ quan cử mình ra nước ngoài.

+ Nếu người đang ở nước ngoài thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền nước sở tại và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất.

- Nhận hộ chiếu tại đơn vị đầu mối được giao quản lý hộ chiếu sau khi có Quyết định cử đi công tác của cấp có thẩm quyền.

- Giao nộp lại hộ chiếu cho đơn vị đầu mối trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam sau khi kết thúc mỗi chuyến công tác nước ngoài, trừ trường hợp có lý do chính đáng do Thủ trưởng cơ quan được giao quản lý hộ chiếu xem xét, quyết định.

Đơn vị đầu mối được quy định như sau:

+ Vụ Hợp tác quốc tế chịu trách nhiệm quản lý chung đối với hộ chiếu được cấp cho cán bộ, công chức và viên chức quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải; là đơn vị đầu mối quản lý, lưu giữ hộ chiếu được cấp cho cán bộ, công chức các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ.

+ Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ phân công bộ phận đầu mối chuyên trách chịu trách nhiệm quản lý, lưu giữ đối với hộ chiếu được cấp cho cán bộ, công chức và viên chức quản lý thuộc cơ quan, đơn vị mình.

- Khi có quyết định chuyển công tác, phải báo cáo đơn vị đầu mối được giao quản lý hộ chiếu ở nơi chuyển đi và chuyển đến để thực hiện việc bàn giao quản lý hộ chiếu theo quy định.

- Không được sử dụng hộ chiếu để đi nước ngoài với mục đích cá nhân.

cán bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải

Quy trình cán bộ quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải giao nhận hộ chiếu để đi công tác được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình giao nhận hộ chiếu để đi công tác của cán bộ quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2653/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về quy trình giao nhận hộ chiếu để đi công tác của cán bộ quản lý thuộc Bộ giao thông vận tải như sau:

Quy trình giao nhận hộ chiếu
1. Giao nộp hộ chiếu được cấp để quản lý tập trung
a) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tập hợp hộ chiếu của cán bộ, công chức và viên chức quản lý thuộc đơn vị mình và chuyển cho đơn vị đầu mối để lưu giữ và quản lý. Trường hợp hộ chiếu được cấp bị thất lạc, phải có báo cáo bằng văn bản cho đơn vị đầu mối.
b) Đơn vị đầu mối lập Sổ lưu giữ, quản lý hộ chiếu và cử chuyên viên chuyên trách quản lý, lưu giữ và thực hiện việc giao nhận hộ chiếu theo các trình tự và thủ tục quy định tại Điều này.
2. Giao nhận hộ chiếu để đi công tác
a) Cán bộ, công chức và viên chức quản lý nhận hộ chiếu tại đơn vị đầu mối được giao quản lý hộ chiếu của cơ quan, đơn vị mình.
b) Đơn vị đầu mối kiểm tra tính hợp lệ (Quyết định cử đi công tác nước ngoài, thời hạn hộ chiếu, việc chấp hành quy định về sử dụng hộ chiếu) và bàn giao hộ chiếu cho cán bộ, công chức và viên chức quản lý để sử dụng đi công tác nước ngoài theo Quyết định.
c) Trường hợp nếu thấy có vấn đề phát sinh khi kiểm tra tính hợp lệ, đơn vị đầu mối có thể yêu cầu cán bộ, công chức và viên chức quản lý liên quan giải trình, bổ sung thông tin hoặc báo cáo lãnh đạo có biện pháp xử lý.
d) Cán bộ, công chức và viên chức quản lý nhận hộ chiếu để đi công tác nước ngoài (hoặc được ủy quyền nhận hộ chiếu) phải ký xác nhận vào Sổ giao nhận hộ chiếu (Mẫu BGTVT-QLHC-1) do đơn vị đầu mối quản lý.
3. Giao nộp hộ chiếu sau khi kết thúc chuyến công tác
a) Cán bộ, công chức và viên chức quản lý có trách nhiệm giao nộp hộ chiếu cho đơn vị đầu mối trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam sau khi kết thúc mỗi chuyến công tác nước ngoài.
b) Đơn vị đầu mối kiểm tra tình trạng hộ chiếu và việc chấp hành Quy chế sử dụng và quản lý hộ chiếu trước khi tiếp nhận để lưu giữ theo quy định. Trường hợp giao nộp hộ chiếu muộn quá năm (05) ngày làm việc sau khi kết thúc chuyến công tác, cán bộ, công chức và viên chức quản lý phải có báo cáo giải thích rõ lý do của việc chậm giao nộp hộ chiếu. Nếu thấy có vấn đề phát sinh sau khi kiểm tra, đơn vị đầu mối báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có biện pháp xử lý.
c) Cán bộ, công chức và viên chức quản lý giao nộp hộ chiếu sau khi kết thúc chuyến công tác (hoặc được ủy quyền giao nộp hộ chiếu) phải ký xác nhận vào Sổ giao nhận hộ chiếu (Mẫu BGTVT-QLHC-1) do đơn vị đầu mối quản lý.

Như vậy, quy trình giao nhận hộ chiếu để đi công tác của cán bộ quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải như sau:

- Cán bộ nhận hộ chiếu tại đơn vị đầu mối được giao quản lý hộ chiếu của cơ quan, đơn vị mình.

- Đơn vị đầu mối kiểm tra tính hợp lệ và bàn giao hộ chiếu cho cán bộ. Cán bộ nhận hộ chiếu để đi công tác nước ngoài ký xác nhận vào Sổ giao nhận hộ chiếu.

Lưu ý: Trường hợp nếu thấy có vấn đề phát sinh khi kiểm tra tính hợp lệ, đơn vị đầu mối có thể yêu cầu cán bộ, công chức và viên chức quản lý liên quan giải trình, bổ sung thông tin hoặc báo cáo lãnh đạo có biện pháp xử lý.

Cán bộ quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải làm mất hộ chiếu đi công tác nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mất hộ chiếu đi công tác nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:

Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
...
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Như vậy, cán bộ quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải làm mất hộ chiếu đi tác nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bộ Giao thông vận tải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phạm vi và đối tượng kiểm tra việc thực hiện văn bản, nhiệm vụ được giao của Bộ Giao thông vận tải
Pháp luật
Tạp chí Giao thông vận tải là tổ chức chịu sự chỉ đạo, quản lý của ai? Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Giao thông vận tải như thế nào?
Pháp luật
Với tư cách là người đứng đầu Bộ, Bộ trưởng Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành của ai? Có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Pháp luật
Chánh Văn phòng Bộ Giao thông vận tải có phải là người phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí không?
Pháp luật
Bộ Giao thông vận tải: Giải thể Tổng cục Đường bộ Việt Nam và thành lập 02 cục: Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam?
Pháp luật
Những cơ quan nào được xem là cơ quan tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải?
Pháp luật
Thời hạn để các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải trình đề cương chi tiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật là bao lâu?
Pháp luật
Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải theo thủ tục rút gọn trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nào? Bộ Giao thông vận tải có bao nhiêu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Giao thông vận tải
649 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Giao thông vận tải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Giao thông vận tải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào