Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 895 QĐ TTg năm 2024 thế nào?

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 895 QĐ TTg năm 2024 thế nào?

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 895 QĐ TTg năm 2024 thế nào?

Ngày 24 tháng 8 năm 2024 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, phạm vi, đối tượng, quan điểm khi phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

(1) Phạm vi, đối tượng

- Phạm vi quy hoạch: Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, bao gồm một số đảo và quần đảo.

- Đối tượng quy hoạch:

Đất lâm nghiệp (gồm đất có rừng, đất chưa có rừng được quy hoạch để phát triển rừng), các công trình kết cấu hạ tầng lâm nghiệp như: hệ thống vườn ươm, đường vận chuyển lâm sản, các công trình phục vụ bảo vệ rừng như trạm bảo vệ rừng, chòi canh, đường băng cản lửa.

(2) Quan điểm

- Rừng được quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững; bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong hoạt động lâm nghiệp.

- Tuân thủ các điều ước quốc tế liên quan đến ngành Lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

TẢI VỀ: Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 895 QĐ TTg năm 2024 thế nào?

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 895 QĐ TTg năm 2024 thế nào? (Hình từ Internet)

Mục tiêu khi phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2024 nêu rõ mục tiêu phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Mục tiêu tổng quát

Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Mục tiêu cụ thể

+ Đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có.

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0% đến 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 và 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030; giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2030.

+ Trồng rừng sản xuất bình quân 238 nghìn ha/năm. Trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bình quân 8,6 nghìn ha/năm. Phục hồi rừng tự nhiên bình quân 22,5 nghìn ha/năm; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2030 đạt trên 1,0 triệu ha.

+ Sản lượng gỗ khai thác trong nước đạt 35 triệu m3 vào năm 2025 và 50 triệu m3 vào năm 2030.

+ Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020.

+ Thu dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm. Giai đoạn 2021 - 2025 thu khoảng 3.500 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2026 - 2030 thu khoảng 4.000 tỷ đồng/năm.

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng, công nghệ thông tin ngành lâm nghiệp, đặc biệt là hạ tầng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng được đầu tư đồng bộ.

+ Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

- Tầm nhìn đến năm 2050

+ Đến năm 2050, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước.

+ Quản lý rừng bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống mất rừng, suy thoái rừng, suy thoái đất, giảm thiểu tác động của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tham gia tích cực và thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm các nghĩa vụ cam kết quốc tế.

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu ra giải pháp gì?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 1 Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ giải pháp như sau:

(1) Về cơ chế, chính sách

- Tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển lâm nghiệp; ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả, bền vững; xây dựng chính sách, quy định trong việc truy xuất nguồn gốc để đảm bảo các nguồn gỗ khai thác hợp pháp từ các đối tượng rừng trồng, cây phân tán trên đất ngoài quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp được tham gia chuỗi cung ứng cho nguyên liệu chế biến, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

- Tiếp tục ưu tiên thực hiện chính sách giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đối với các diện tích hiện đang do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý để phát huy hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân miền núi.

(2) Về đầu tư, tài chính

Nhà nước đảm bảo ngân sách cho hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng tự nhiên và các hoạt động điều tra, kiểm kê, phát triển giống cây lâm nghiệp. Khuyến khích, huy động các nguồn vốn hợp pháp tham gia đầu tư bảo vệ, phát triển rừng.

(3) Về khoa học và công nghệ

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong các hoạt động của ngành lâm nghiệp, như: công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng, phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

(4) Về tuyên truyền và nâng cao nhận thức

Nâng cao nhận thức của xã hội về trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân.

(5) Về đào tạo, tăng cường năng lực

Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ngành lâm nghiệp trong thời kỳ mới, phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung đào tạo, đào tạo lại, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên sâu của một số lĩnh vực quan trọng như giống, lâm sinh, chế biến gỗ... Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho công tác đào tạo lâm nghiệp.

(6) Về hợp tác quốc tế

Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về lâm nghiệp, tham gia chủ động, tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế mới lâm nghiệp, tài chính khí hậu và chủ động hợp tác chặt chẽ với các thể chế tài chính đa phương (WB, ADB, GEF, GCF), đối tác phát triển, tổ chức lâm nghiệp quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

(7) Về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

Thực hiện việc công khai quy hoạch lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch hành động thực hiện và giám sát quy hoạch; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, giải quyết kịp thời các kiến nghị liên quan đến thực hiện quy hoạch các cơ chế, chính sách và pháp luật về lâm nghiệp.

Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 895 QĐ TTg năm 2024 thế nào?
Pháp luật
Thực hiện quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có phải tiến hành lấy ý kiến theo quy định pháp luật không?
Pháp luật
Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia theo quy định pháp luật được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
185 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào