Quy định tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01 01 2025 là bao nhiêu theo Thông tư 38 2024?
Quy định tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01 01 2025 là bao nhiêu theo Thông tư 38 2024?
Tại Điều 9 Thông tư 38 2024 TT-BGTVT quy định về tốc độ khai thác tối đa, tốc độ khai thác tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc như sau:
Tốc độ khai thác tối đa, tốc độ khai thác tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc
1. Đường cao tốc phải được đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa, tốc độ khai thác tối thiểu.
2. Tốc độ khai thác tối đa cho phép trên đường cao tốc là 120 km/h.
3. Tốc độ khai thác tối thiểu cho phép trên đường cao tốc là 60 km/h. Trường hợp đường cao tốc có tốc độ thiết kế 60 km/h thì tốc độ khai thác tối thiểu thực hiện theo phương án tổ chức giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Trị số tốc độ khai thác tối đa, tối thiểu cho phép trên đường cao tốc, kể cả các đường nhánh ra, vào đường cao tốc được xác định trong phương án tổ chức giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định trên, Thông tư 38 2024 TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc là 120 km/h.
Tốc độ tối thiểu cho phép trên đường cao tốc là 60 km/h.
Quy định tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01 01 2025 được quy định như trên.
Quy định tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01 01 2025 là bao nhiêu theo Thông tư 38 2024? (Hình từ Internet)
Tốc độ thiết kế của đường bộ được dùng để làm gì?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 38 2024 TT-BGTVT quy định về tốc độ thiết kế của đường bộ như sau:
- Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật của đường bộ. Tốc độ thiết kế của đường bộ được xác định trong giai đoạn đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường bộ nhằm bảo đảm cho phương tiện di chuyển an toàn; được quyết định theo cấp kỹ thuật của đường bộ và điều kiện địa hình.
- Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật của đường bộ cao tốc, được xác định theo cấp đường cao tốc. Khi thiết kế đường bộ cao tốc có thể áp dụng tốc độ thiết kế khác nhau theo từng đoạn nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về chiều dài đoạn chuyển tiếp và tốc độ thiết kế trung gian giữa các đoạn. Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 115:2024/BGTVT.
- Tốc độ thiết kế đường bộ được xác định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4054: 2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.
- Tốc độ thiết kế đường bộ trong phạm vi đô thị được xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07- 4:2023/BXD.
- Tốc độ thiết kế đường giao thông nông thôn được xác định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 Đường giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế.
Quy định về giao thông trên đường cao tốc thế nào?
Căn cứ tại Điều 25 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 có quy định về giao thông trên đường cao tốc như sau:
- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:
+ Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc;
+ Khi chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi ra khỏi đường cao tốc;
+ Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
+ Các quy tắc giao thông đường bộ khác.
- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp; trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.
- Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Lưu ý: Thông tư 38/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/1/2025.
*Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp sau:
- Khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2026.
- Luật Giao thông đường bộ 2008 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xử lý kỷ luật quân nhân sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi đăng tải, phát tán thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước thế nào?
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì? Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường?
- Thông báo thu hồi đất là gì? Thông báo thu hồi đất có phải là quyết định hành chính và là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hay không?
- Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì thị phần phải có bao nhiêu % thị trường liên quan trở lên?
- Giá bán nhà ở xã hội được xác định trên cơ sở nào? Điều kiện để bán nhà ở xã hội theo quy định mới?