Quy định mới về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công từ 30/10/2024? Trường hợp nào tài sản công được điều chuyển?
Quy định mới về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công từ 30/10/2024?
Căn cứ khoản 9 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30/10/2024) sửa đổi Điều 17 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 được quy định như sau:
(1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thu hồi đối với tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
(2) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Hiện hành, căn cứ Điều 17 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công như sau: Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 được quy định như sau: (1) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi: - Trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý; - Tài sản không phải là trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý phải thu hồi nhưng bộ, cơ quan trung ương không thu hồi; - Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý phải thu hồi nhưng địa phương không thu hồi. (2) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi đối với tài sản công không phải là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương. (3) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương. (4) Trường hợp phát hiện tài sản công do cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý trên địa bàn địa phương bị sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, cho thuê hoặc thực hiện các hoạt động khác không đúng quy định mà phải thu hồi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi theo thẩm quyền quy định tại (1), (2). |
Quy định mới về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công từ 30/10/2024? Trường hợp nào tài sản công được điều chuyển? (Hình ảnh Internet)
Trường hợp nào tài sản công được điều chuyển?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định tài sản công được điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
- Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý;
- Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
- Việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
- Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
(1) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
(2) Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
(3) Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
(4) Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
(5) Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
(6) Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
(7) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước;
(8) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi có trách nhiệm bàn giao tài sản cho cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 theo đúng quyết định thu hồi. Nghiêm cấm việc tháo dỡ, thay đổi các bộ phận của tài sản đã có quyết định thu hồi.
- Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có trách nhiệm:
+ Tổ chức tiếp nhận tài sản thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước có tài sản thu hồi thực hiện việc bảo quản, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong thời gian chờ xử lý;
+ Lập phương án xử lý, khai thác tài sản thu hồi trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện xử lý, khai thác tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Lưu ý: Nghị định 114/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?