Quy định mới nhất năm 2022 về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 là gì?

Ngày 03/03/2022, Bộ Y tế ban hành Công điện 286/CĐ-BYT năm 2022 về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Tôi muốn biết việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện như thế nào?

Chủ động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo bình ổn giá trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19

Theo hướng dẫn tại Mục 1 Công điện 286/CĐ-BYT năm 2022, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo việc chủ động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo bình ổn giá trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 như sau:

"Để khắc phục tình trạng khan hiếm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 trên thị trường; đảm bảo chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo quyết liệt các nội dung sau:
1. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn chủ động hoạt động sản xuất, kinh doanh để đáp ứng nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 và đảm bảo bình ổn giá trang thiết bị y tế theo nội dung tại Công văn số 854/BYT-TB-CT ngày 23/02/2022 của Bộ Y tế."

Cụ thể, trước đó tại Công văn 854/BYT-TB-CT ngày 23/02/2022 có hướng dẫn chi tiết về việc chủ động hoạt động sản xuất, kinh doanh để đáp ứng nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo bình ổn giá trang thiết bị y tế như sau:

"Để sẵn sàng và đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn:
1. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế:
- Chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng cung ứng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt đối với Bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, Máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2....
- Đảm bảo bình ổn giá các trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19, không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ để tăng giá khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường.
2. Các cơ quan chức năng, quản lý thị trường:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán giá các trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 bất hợp lý.
- Kiểm tra, ngăn chặn các đơn vị thu mua, đầu cơ trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 để trục lợi, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm."

Quy định mới nhất năm 2022 về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 là gì?

Quy định mới nhất năm 2022 về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 là gì?

Tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và kiểm tra giá bán niêm yết trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19

Theo hướng dẫn tại Mục 2 Công điện 286/CĐ-BYT năm 2022, Bộ Y tế cũng đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19 như sau:

"Để khắc phục tình trạng khan hiếm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 trên thị trường; đảm bảo chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo quyết liệt các nội dung sau:
...
2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo nội dung tại Công văn số 729/BYT-TTrB ngày 18/02/2022 của Bộ Y tế. Đồng thời, khẩn trương chỉ đạo cơ quan chức năng, quản lý thị trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, kiểm tra và ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán giá các trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 bất hợp lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm."

Trước đó, tại Công văn 729/BYT-TTrB ngày 18/02/2022 của Bộ Y tế có hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế phòng, chống dịch Covid-19 như sau:

"Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế quản lý, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nội dung công việc sau:
1. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể người dân trong việc tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung tránh gây chồng chéo, tạo lỗ hổng pháp lý trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực y tế.
3. Đẩy mạnh việc rà soát các hoạt động cấp phép cho sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng: Thuốc phòng, bệnh, chữa bệnh, mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất, thiết bị và các mặt hàng phục vụ công tác phòng dịch như trang phục bảo hộ, gang tay, khẩu trang y tế,… để đảm bảo vừa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, vừa bảo đảm làm tốt công tác công tác đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhất là tại các địa bàn trọng điểm dễ xảy ra việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm.
5. Tăng cường việc trao đổi thông tin liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng giữa ngành y tế với các lực lượng chức năng trên địa bàn nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh chông buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
6. Căn cứ quy định của Ban chỉ đạo 389 quốc gia về công tác báo cáo, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị thành viên Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác báo cáo (hằng tháng, ba tháng, 6 tháng và 1 năm) gửi về Thanh tra Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế, báo cáo Ban chỉ đạo 389 quốc gia."

Nhiệm vụ của Sở Y tế, các đơn vị liên quan và các cơ sở y tế trong việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19

Cũng theo hướng dẫn tại Mục 3, 4 Công điện 286/CĐ-BYT năm 2022, Bộ Y tế đưa ra nhiệm vụ của Sở Y tế, các đơn vị liên quan và các cơ sở y tế trong việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 như sau:

"Để khắc phục tình trạng khan hiếm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 trên thị trường; đảm bảo chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo quyết liệt các nội dung sau:
...
3. Chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan phải đăng tải giá trúng thầu bộ xét nghiệm SARS-CoV-2 tại địa phương; danh sách số lưu hành, giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế bị thu hồi trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố và các cơ quan truyền thông của tỉnh, thành phố.
4. Chỉ đạo Sở Y tế giao nhiệm vụ cho các bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, đại lý bán lẻ thực hiện niêm yết giá bộ xét nghiệm SARS-CoV-2 và đảm bảo chất lượng cung ứng sản phẩm này đến người dân."
Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
682 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào