Quy định đối tượng phải tham gia huấn luyện sơ cứu cấp cứu gồm những ai? Hoạt động sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng yêu cầu gì?
Quy định đối tượng phải tham gia huấn luyện sơ cứu cấp cứu gồm những ai năm 2024?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định đối tượng phải tham gia huấn luyện sơ cứu cấp cứu như sau:
Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu
1. Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:
a) Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
b) Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
2. Thời gian, nội dung huấn luyện và huấn luyện lại hằng năm thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi được huấn luyện. Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Theo quy định, đối tượng phải tham gia huấn luyện sơ cứu cấp cứu gồm:
- Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
- Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu cấp cứu.
Quy định đối tượng phải tham gia huấn luyện sơ cứu cấp cứu gồm những ai? Hoạt động sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng yêu cầu gì?
Hoạt động sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu cấp cứu như sau:
- Việc bố trí lực lượng sơ cứu cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư, sơ cứu cấp cứu phải căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại;
+ Số lượng người lao động, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc;
+ Nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc;
+ Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất;
+ Tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có).
- Đối với vị trí làm việc có sử dụng hóa chất độc hoặc chất gây ăn mòn phải trang bị vòi tắm khẩn cấp và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận trong khu vực làm việc và được bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất hoặc quy định của pháp luật (nếu có).
- Đối với nơi làm việc có sử dụng hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất thì phải có phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt, ghi rõ hướng dẫn về sơ cứu cấp cứu đối với loại hóa chất đó, đặt gần vị trí của túi sơ cứu cấp cứu để dễ tiếp cận.
Nếu hóa chất sử dụng có chất giải độc thì phải có sẵn chất giải độc và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt trong túi sơ cứu cấp cứu.
- Có lực lượng sơ cứu cấp cứu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT.
- Công bố công khai các thông tin về vị trí, số lượng của túi sơ cứu, trang thiết bị, các phương tiện cấp cứu, phòng hoặc khu vực sơ cứu cấp cứu và danh sách thành viên lực lượng sơ cứu cấp cứu tại các khu vực làm việc của cơ sở lao động để cho người lao động biết và sử dụng khi cần thiết.
- Trang thiết bị, phương tiện sơ cứu cấp cứu (bao gồm cả túi sơ cứu) và số lượng người làm công tác sơ cứu cấp cứu phải được định kỳ kiểm tra, rà soát để bảo đảm luôn trong tình trạng sử dụng tốt và phù hợp với các yêu cầu quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT.
Tổ chức lực lượng sơ cứu được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định tổ chức lực lượng sơ cứu cấp cứu như sau:
- Lực lượng sơ cứu cấp cứu gồm:
+ Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:
++ Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu cấp cứu;
++ Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu cấp cứu trong thời gian làm việc;
++ Được huấn luyện về sơ cứu cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư 19/2016/TT-BYT.
+ Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu cấp cứu như sau:
+ Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu cấp cứu;
+ Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu cấp cứu.
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu cấp cứu như sau:
+ Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu cấp cứu;
+ Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu cấp cứu.
- Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu cấp cứu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?