Quy định dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng từ ngày 01/07/2024 như thế nào?
- Quy định dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng từ ngày 01/07/2024 như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách bao gồm những tài liệu nào?
- Thủ tục đề nghị chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách được quy định ra sao?
Quy định dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng từ ngày 01/07/2024 như thế nào?
Ngày 5/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.
Tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng như sau:
Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng
1. Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán: chuyển tiền, thu hộ, chi hộ;
b) Các dịch vụ thanh toán khác không qua tài khoản thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
...
Theo đó, dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng từ ngày 01/07/2024 gồm có như sau:
- Thực hiện dịch vụ thanh toán: chuyển tiền, thu hộ, chi hộ
- Các dịch vụ thanh toán khác không qua tài khoản thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định các tổ chức được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng gồm:
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách
- Ngân hàng hợp tác xã được cung ứng một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng sau khi được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp
- Quỹ tín dụng nhân dân được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó sau khi được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp
- Tổ chức tài chính vi mô được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ cho khách hàng của tổ chức tài chính vi mô sau khi được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ sau khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định 52/2024/NĐ-CP và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
*Lưu ý: Việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Quy định dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng từ ngày 01/07/2024 như thế nào?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách bao gồm những tài liệu nào?
Tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng gồm:
- Đơn đề nghị cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng theo Mẫu số 03 tại đây ban hành kèm theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP
- Nghị quyết của Hội đồng thành viên, văn bản của người đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu phù hợp với thẩm quyền quy định tại Điều lệ công ty về việc thông qua Bản thuyết minh điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
- Bản thuyết minh các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
- Hồ sơ về nhân sự: Sơ yếu lý lịch, bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Người phụ trách và các cán bộ chủ chốt thực hiện cung ứng dịch vụ này.
- Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ công ty (bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu).
Thủ tục đề nghị chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách được quy định ra sao?
Tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định thủ tục đề nghị chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách bao gồm các bước sau:
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 52/2024/NĐ-CP qua đường bưu điện (dịch vụ bưu chính) hoặc nộp trực tiếp tới Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia (hồ sơ gửi trực tuyến thì thực hiện theo quy định về thủ tục hành chính trên môi trường điện tử). Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đề nghị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin cung cấp.
Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, Ngân hàng Nhà nước tiến hành thẩm định hồ sơ trên cơ sở các điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đề nghị xác nhận đã nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ hoặc không đầy đủ, hợp lệ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ đề nghị không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi doanh nghiệp này yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu quá 60 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nhưng doanh nghiệp đề nghị không gửi bổ sung hồ sơ hoặc sau 02 lần gửi mà hồ sơ vẫn không đáp ứng điều kiện thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản từ chối chấp thuận và trả lại hồ sơ cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, hoàn thiện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, Ngân hàng Nhà nước tiến hành thẩm định, chấp thuận bằng văn bản theo quy định. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời doanh nghiệp, trong đó nêu rõ lý do.
Nghị định 52/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?