Quy định chung đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử theo quyết định mới nhất như thế nào?
- Quy định chung đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử như thế nào?
- Quy định về thể thức và nội dung đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử như thế nào?
- Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong việc thực hiện Quyết định ban hành quy định kỹ thuật đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử?
Quy định chung đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 838/QĐ-BNV năm 2023 quy định chung đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức như sau:
- Thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử là thẻ gắn thiết bị điện tử (chip RFID), chứa thông tin cơ bản của cá nhân cũng như các thông tin liên quan đến cơ quan, đơn vị công tác, chức vụ, chức danh, vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
Thẻ được cấp cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để sử dụng trong hoạt động công vụ, thực hiện nhiệm vụ; ra vào, đi lại, xuất trình, kiểm soát thời giờ làm việc trong các cơ quan, công sở, hỗ trợ thực hiện tinh giản hồ sơ giấy tờ,... Tùy theo nhu cầu, cán bộ, công chức, viên chức có thể sử dụng các tiện ích khác của thẻ để thuận tiện trong sinh hoạt và đời sống, khai thác dịch vụ công,…; qua đó thúc đẩy việc hiện đại hóa công sở, nâng cao ý thức trách nhiệm, văn hóa giao tiếp công vụ của công chức, viên chức, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công chức, công vụ, cải cách hành chính; chuyển đổi số, dần hình thành công chức, viên chức số, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số, thành phố thông minh.
- Thông tin in trên thẻ và lưu trữ trong chip được kết xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước.
- Bộ Nội vụ thống nhất quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật phôi thẻ và cơ sở dữ liệu thẻ điện tử; các Bộ, ngành, địa phương quản lý phôi thẻ, thẻ điện tử (bao gồm việc thu hồi thẻ, khóa thẻ) và tổ chức in phôi thẻ; cá thể hóa, in thẻ phục vụ việc cấp, đổi thẻ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý.
- Tùy theo yêu cầu quản lý, yêu cầu kỹ thuật và mức độ hiện đại hóa công sở, các Bộ, ngành, địa phương lựa chọn các quy định kỹ thuật tại Quyết định này và các quy định khác liên quan để áp dụng cho các đối tượng là người lao động, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và các đối tượng khác; mở rộng các tính năng, chức năng của thẻ điện tử (tích hợp với các dịch vụ thẻ ngân hàng, tích hợp thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kiểm soát ra vào cơ quan, chấm công điện tử,…) phù hợp với tình hình thực tế.
Quy định chung đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử như thế nào?
Quy định về thể thức và nội dung đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 838/QĐ-BNV năm 2023 quy định về thể thức và nội dung đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử như sau:
Mặt trước của thẻ được in nền vàng, hoa văn trống đồng với các yếu tố bảo an, chống làm giả; mặt sau in nền đỏ, Quốc huy màu vàng, cụ thể:
* Mặt trước:
- Hình Quốc huy, logo: Hình Quốc huy in màu theo quy định (bắt buộc đối với đơn vị hành chính) hoặc logo, biểu trưng đối với các đơn vị khác.
- Tên cơ quan, đơn vị quản lý: Tên cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng.
- Tên cơ quan, đơn vị sử dụng: Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (đơn vị công tác).
- Thông tin cá nhân: Ảnh chân dung (theo quy định); họ và tên; chức vụ, chức danh, vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
- Biểu tượng chip: Để phân biệt thẻ công chức, viên chức điện tử (thẻ gắn chip) với thẻ công chức, viên chức thường.
- Số hiệu thẻ cán bộ, công chức, viên chức có cấu trúc: [Mã Bộ, ngành, địa phương]+””+[Số CCCD]+””+[Loại]
trong đó,
+ [Mã Bộ, ngành, địa phương] được quy định tại Quyết định 20/2020/QĐ- TTg về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành, địa phương;
+ [Số CCCD]: Số căn cước công dân;
+ [Loại], được ký hiệu như sau: “CB” - Cán bộ; “CC” - Công chức; “VC” . Viên chức; “XA” - Cán bộ, công chức cấp xã; “XA0” - Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; “HĐ” - Hợp đồng lao động, khác.
- Mã QR Code (độ dài tối đa của QR Code là 130 ký tự với kích thước 12x12 mm), có các thông tin cơ bản, được cách nhau bởi ký tự “ ”, gồm:
+ Mã số thẻ (ngẫu nhiên): Độ dài tối đa 4 định dạng chữ và số;
+ Họ và tên: Độ dài tối đa 25 ký tự, định dạng tiếng Việt;
+ Ngày, tháng, năm sinh: Độ dài tối đa 10 ký tự, định dạng DD/MM/YYYY (ngày/tháng/năm);
+ Giới tính: Độ dài tối đa 3 ký tự, định dạng tiếng Việt;
+ Số CCCD: Độ dài tối đa 12 ký tự, định dạng số;
+ Mã cơ quan, đơn vị đang công tác (đơn vị sử dụng): Độ dài tối đa 9 ký tự, định dạng chữ và số;
+ Mã cơ quan, đơn vị đang công tác (đơn vị sử dụng): Độ dài tối đa 9 ký tự, định dạng chữ và số;
+ Tên cơ quan quản lý: Độ dài tối đa 30 ký tự, định dạng tiếng Việt.
+Chức vụ, chức danh, vị trí việc làm: Độ dài tối đa 17 ký tự, định dạng tiếng Việt.
+ Đường link (Url) kiểm tra thông tin, tình trạng hoạt động của thẻ (thẻ đang hoạt động, thể bị khóa, thu hồi, hết hiệu lực,...): Độ dài tối đa 20 ký tự, định dạng chữ và số.
- Vạch (đôi), tương ứng với các đối tượng theo thứ bậc hành chính: 1) Vạch đỏ: Cán bộ, công chức, viên chức quản lý cấp Vụ, cấp Sở và tương đương trở lên (cấp cao); 2) Vạch xanh da trời đậm: Công chức, viên chức (bao gồm cán bộ, công chức cấp xã); 3) Vạch xanh cốm: Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, hợp đồng lao động và các đối tượng khác.
* Mặt sau:
- Nền đỏ đun, in hình Quốc huy in màu vàng theo quy định.
- Tên Bộ, ngành, địa phương màu vàng.
- Thông tin của tổ chức trung gian thanh toán, tổ chức tín dụng (nếu có).
Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong việc thực hiện Quyết định ban hành quy định kỹ thuật đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử?
Tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 838/QĐ-BNV năm 2023 về việc thực hiện Quyết định ban hành quy định kỹ thuật đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử, Bộ Nội vụ có trách nhiệm sau:
- Giao Trung tâm Thông tin chủ trì thực hiện:
+ Hướng dẫn thực hiện; thẩm định kỹ thuật phôi thẻ điện tử đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho việc cá thể hóa và in thẻ.
+ Hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn giải pháp công nghệ; xây dựng các phần mềm: tiếp nhận nhu cầu, cá thể hóa thẻ, kiểm tra thẻ,…; cơ sở dữ liệu thẻ, kết nối với Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ.
- Giao Vụ Công chức - Viên chức chủ trì thực hiện:
+ Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
+ Đôn đốc việc cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo “Đúng - Đủ - Sạch - Sống” để làm cơ sở kết xuất thông tin phục vụ cá thể hóa, in thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử.
- Giao Thanh tra Bộ chủ trì thực hiện:
+ Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, chế độ đeo thẻ điện tử, thẻ thường đối với cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ, ngành, địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?