Quy chuẩn QCVN 01-188:2018/BNNPTNT về thuốc bảo vệ thực vật? Thuốc bảo vệ thực vật hóa học là gì?
Quy chuẩn QCVN 01-188:2018/BNNPTNT về thuốc bảo vệ thực vật áp dụng đối với những đối tượng nào?
Quy chuẩn QCVN 01-188:2018/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng thuốc bảo vệ thực vật Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư 12/2018/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 10 năm 2018.
Theo đó, Quy chuẩn này quy định mức giới hạn chỉ tiêu chất lượng đối với thuốc bảo vệ thực vật.
Đối tượng áp dụng Quy chuẩn QCVN 01-188:2018/BNNPTNT được xác định như sau:
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; đánh giá sự phù hợp và công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
Quy chuẩn QCVN 01-188:2018/BNNPTNT về thuốc bảo vệ thực vật? Thuốc bảo vệ thực vật hóa học là gì? (Hình từ Internet)
Thuốc bảo vệ thực vật hóa học là gì? Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất của thuốc bảo vệ thực vật ra sao?
Theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn QCVN 01-188:2018/BNNPTNT, thuốc bảo vệ thự bật hóa học được định nghĩa loại thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.
Theo đó, yêu cầu về hàm lượng hoạt chất của thuốc bảo vệ thực vật được xác định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 01-188:2018/BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.1 Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất
2.1.1 Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật
Hàm lượng hoạt chất tối thiểu của thuốc kỹ thuật phải được đăng ký không nhỏ hơn quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và khi xác định, hàm lượng trung bình không được nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã đăng ký.
Trường hợp hàm lượng hoạt chất tối thiểu của thuốc kỹ thuật chưa có trong quy định hiện hành thì phải đăng ký, được Cục Bảo vệ thực vật chấp thuận và khi xác định, hàm lượng trung bình không nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã đăng ký.
2.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
Hàm lượng của từng hoạt chất có trong thuốc thành phẩm tính theo % khối lượng hoặc g/kg hoặc g/l ở (20 ± 2) °C ở các dạng thuốc bảo vệ thực vật đã được đăng ký và khi xác định, hàm lượng trung bình phải phù hợp với quy định tại Bảng 1.
Đối với các chỉ tiêu vi sinh vật có trong các dạng thuốc bảo thực vật thành phẩm, mật độ vi sinh vật sống phải được đăng ký và khi xác định, mật độ trung bình không nhỏ hơn 10 lần mật độ đã đăng ký.
Đối với các thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc từ thực vật, hàm lượng hoạt chất phải được đăng ký và khi xác định, hàm lượng hoạt chất trung bình tuân theo mức sai lệch cho phép (bảng 1) ở giá trị nhỏ và không giới hạn ở giá trị lớn.
Như vậy, thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về hàm lương hoạt chất nêu trên.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Quy chuẩn QCVN 01-188:2018/BNNPTNT như sau:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
5.2.1 Công bố hợp quy đối với các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật này.
5.2.2 Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ.
5.2.3. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân: gửi báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu về hoạt động công bố hợp quy cho Cục Bảo vệ thực vật. Thời gian nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm.
5.2.4 Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm đã được công bố hợp quy theo quy định trước khi lưu thông trên thị trường.
5.2.5 Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
- Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đăng ký kinh doanh và Cục Bảo vệ thực vật; tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường.
- Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp; thông báo bằng văn bản cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đăng ký kinh doanh và Cục Bảo vệ thực vật về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa vào lưu thông trên thị trường.
Như vậy, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được xác định theo nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?