Quy chuẩn kỹ thuật về nhóm lớp dữ liệu giao thông, thủy văn tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?
- Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu giao thông tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?
- Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?
- Quy định về nội dung nhóm lớp dữ liệu thủy văn tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?
Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu giao thông tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bản đồ địa hình Quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về nội dung nhóm lớp dữ liệu giao thông cụ thể như sau:
- Nhóm lớp dữ liệu giao thông thể hiện về mạng lưới giao thông và các công trình có liên quan đến giao thông, gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, cầu, hầm giao thông, bến cảng, nhà ga, các đối tượng hàng hải, hải văn, báo hiệu hàng hải và các công trình giao thông khác.
- Trình bày hệ thống giao thông phải đảm bảo tính liên thông của mạng lưới giao thông, tính tương quan hợp lý với các công trình giao thông và các đối tượng hạ tầng kỹ thuật có liên quan.
- Hệ thống giao thông đường bộ thể hiện theo cấp quản lý và cấp kỹ thuật gồm: đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và các loại đường khác.
- Thể hiện đường giao thông có tính liên thông và có độ dài trên bản đồ từ 1 cm trở lên đối với khu vực đồi núi dân cư thưa thớt, 2 cm đối với khu vực dân cư đông đúc. Các đường không liên thông chỉ thể hiện khi có độ dài trên bản đồ từ 2 cm trở lên đối với khu vực đồi núi dân cư thưa, từ 3 cm trở lên đối khu vực dân cư đông đúc. Các đường giao thông liên quan đến biên giới quốc gia và địa giới hành chính phải thể hiện đầy đủ.
- Các loại cầu giao thông thể hiện theo ký hiệu tương ứng đảm bảo phản ánh đúng mối quan hệ giữa đường giao thông, cầu và các đối tượng thủy văn có liên quan. Không thể hiện tính chất cầu và các thông số kỹ thuật của cầu trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.
- Các tuyến đò, đoạn đường ngầm, tuyến phà phải nối liền với các tuyến đường ở hai bên bờ tại bến đò, bến phà. Đoạn lội qua sông suối ở các khu vực dân cư thưa thớt phải thể hiện đầy đủ.
- Thể hiện các công trình giao thông lớn, có ý nghĩa định hướng như: cảng, nhà ga, âu tàu, các bến ô tô, bãi đỗ xe, ưu tiên thể hiện các đối tượng có vai trò đầu mối, nối tuyến.
- Tại những nơi có nhiều tuyến đường giao nhau không cùng mức (đường bộ với cầu vượt, cầu chui dân sinh...), thể hiện các đối tượng theo hình chiếu thẳng đứng từ trên xuống. Trường hợp các đối tượng trùng lên nhau hoàn toàn về hình học, trên bản đồ chỉ thể hiện đầy đủ đối tượng trên cùng, các đối tượng phía dưới dừng tại vị trí bị che khuất.
- Thể hiện toàn bộ các tuyến đường sắt. Các đối tượng đèn biển, trạm nghiệm triều khu vực ven biển thể hiện những đối tượng nổi tiếng, có ý nghĩa định hướng và khi độ dung nạp bản đồ cho phép. Thể hiện đầy đủ các đối tượng hàng hải, hải văn, báo hiệu hàng hải, trạm cứu nạn, khu vực nguy hiểm, vùng cấm, lồng bè nuôi trồng thủy sản.
- Thể hiện các đoạn bờ đắp cao, xẻ sâu của đường bộ, đường sắt có chiều dài trên bản đồ từ 1 cm trở lên và có tỉ cao hoặc tỉ sâu từ 2 m trở lên. Thể hiện cả đường chân taluy của bờ đắp cao, xẻ sâu trong trường hợp khoảng cách so với đường đỉnh taluy trên bản đồ đạt 5 mm trở lên. Chỉ thể hiện đắp cao hoặc xẻ sâu của đường sắt, đường tỉnh, đường quốc lộ và đường cao tốc. Ghi chú tỉ cao, tỉ sâu đến mét cho những đoạn có chiều dài trên bản đồ từ 2 cm trở lên và có tỉ cao hoặc tỉ sâu từ 3 m trở lên đối với bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000. Trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000 không ghi chú tỉ cao, tỉ sâu.
- Khi khoảng cách trên bản đồ của đường đỉnh taluy và đường giao thông nửa theo tỷ lệ có độ dài nhỏ hơn 0,2 mm được phép dịch đỉnh taluy trên bản đồ tối đa 0,2 mm để đảm bảo khả năng phân biệt được với ký hiệu đường nhưng phải đảm bảo sự tương quan với các đối tượng lân cận.
- Thể hiện tên các đối tượng giao thông có quy mô, có khuôn viên, có ý nghĩa định hướng và nổi tiếng khu vực cụ thể như sau:
+ Đường bộ từ cấp tỉnh trở lên;
+ Đường đô thị: thể hiện tên các đường phố chính liên thông với đường tỉnh, đường quốc lộ và đường cao tốc;
+ Bến đò ngang, bến đò dọc, bến phà, bến tàu thuyền chỉ thể hiện khi liên thông với đường tỉnh, đường quốc lộ và đường cao tốc;
+ Cầu, hầm, cảng, nhà ga, âu tàu; thể hiện đầy đủ tên cầu, phà qua sông lớn, các cầu, phà còn lại thể hiện tên khi độ dung nạp bản đồ cho phép.
+ Bến ô tô, bãi đỗ xe.
- Các đối tượng nội dung nhóm lớp dữ liệu giao thông thể hiện bằng ký hiệu tương ứng tại mục V Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
Quy chuẩn kỹ thuật về nhóm lớp dữ liệu giao thông, thủy văn tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?
Quy định nội dung nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?
Đối với quy định về nội dung nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 thì tại tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bản đồ địa hình Quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cụ thể như sau:
- Nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật thể hiện các loại thực vật tự nhiên và cây trồng được phân loại theo: mức độ phát triển của rừng, loại cây, nhóm cây, môi trường sinh sống của cây (ưa mặn, chua phèn...), kiểu phân bố (rừng, rừng thưa, cây lâu năm, cây hàng năm và các loại thực vật khác).
- Thể hiện các vùng thực vật có diện tích trên bản đồ từ 15 mm2 trở lên. Đối với các vùng rừng: Thể hiện ký hiệu loại cây khi vùng có diện tích trên bản đồ từ 2 cm2 trở lên; Thể hiện ghi chú tên loại cây khi vùng có diện tích trên bản đồ từ 4 cm2 trở lên.
- Vùng thực vật có nhiều loại thực vật đan xen, ưu tiên thể hiện loại thực vật chiếm đa số nhưng tối thiểu phải chiếm từ 40% diện tích trở lên. Trường hợp không có loại thực vật nào đủ tiêu chí này phải thể hiện theo quy định cho thực vật hỗn hợp. Chọn lọc thể hiện tối đa 2 loại ký hiệu cây chiếm ưu thế.
- Ranh giới các vùng thực vật phải được thể hiện khép kín. Trường hợp các đối tượng địa lý hình tuyến là ranh giới thực vật thì sử dụng các đối tượng này thay thế cho đoạn ranh giới thực vật tại đó.
- Thể hiện tên của tất cả các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và các khu rừng có tên.
- Các đối tượng nội dung nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật thể hiện bằng ký hiệu tương ứng tại mục VI Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
Quy định về nội dung nhóm lớp dữ liệu thủy văn tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bản đồ địa hình Quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về nội dung nhóm lớp dữ liệu thủy văn tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 cụ thể như sau:
- Nhóm lớp dữ liệu thủy văn thể hiện hệ thống sông, suối, kênh, mương, biển, đảo, hồ, ao, đầm, phá, nguồn nước và các đối tượng thủy văn khác.
- Thể hiện đầy đủ đường mép nước và đường bờ nước của sông tự nhiên, biển, các hồ nước lớn khi khoảng cách giữa hai đường này từ 0.5 mm trở lên trên bản đồ. Trường hợp khoảng cách giữa hai đường này nhỏ hơn 0.5 mm trên bản đồ chỉ thể hiện đường bờ nước.
- Thể hiện sông suối, kênh mương đảm bảo tính liên thông của mạng lưới thủy văn, phù hợp với địa hình; Thể hiện sông suối, kênh mương có độ dài từ 1 cm trở lên trên bản đồ. Những sông suối, kênh mương có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến biên giới, địa giới thể hiện đầy đủ.
- Thể hiện đặc tính có nước quanh năm, có nước theo mùa của sông, suối, đoạn sông suối khó xác định; hướng dòng chảy, hướng dòng chảy có ảnh hưởng của thủy triều.
- Thể hiện đầy đủ các ao, hồ có diện tích trên bản đồ từ 2 mm2 trở lên. Đối với các ao hồ có diện tích nhỏ hơn 2 mm2 nhưng thuộc vùng hiếm nước thì phóng to đủ 2 mm2 để thể hiện.
- Thể hiện thác, ghềnh, bãi bồi, bãi ngập, bãi ven bờ bằng ký hiệu tương ứng.
- Thể hiện bằng ký hiệu theo tỷ lệ đối với bãi bồi, doi đất, cát trong lòng sông, hồ, biển có diện tích trên bản đồ từ 1 mm2 trở lên. Đối với những bãi bồi doi đất, cát trong lòng sông, hồ, biển liên quan đến việc phân định biên giới quốc gia và địa giới hành chính có diện tích trên bản đồ nhỏ hơn 1 mm2 vẫn thể hiện đầy đủ.
- Các bãi (nổi, chìm) ở ven sông, hồ, biển có diện tích trên bản đồ từ 15 mm2 trở lên thể hiện đầy đủ. Các đảo thể hiện đầy đủ bằng ký hiệu tương ứng, không thể hiện gộp các đảo
- Thể hiện các đối tượng địa lý của hệ thống thủy văn gồm kè, đập, đê, cống thủy lợi, máng dẫn nước theo ký hiệu tương ứng.
- Thể hiện tên các đối tượng thủy văn như sau:
Tùy thuộc vào hệ thống sông, suối, kênh mương, biển, đảo, ao, hồ của từng khu vực lập bản đồ và khả năng dung nạp các đối tượng nội dung trên bản đồ theo từng tỷ lệ, lựa chọn thể hiện tên các đối tượng thủy văn dưới đây cho phù hợp, phản ánh được đặc trưng của khu vực. Ưu tiên thể hiện đầy đủ tên các đối tượng thủy văn khi khả năng dung nạp của bản đồ cho phép. Những sông suối, kênh mương, ao, hồ, biển, đảo, quần đảo liên quan đến biên giới, địa giới thể hiện tên đầy đủ.
+ Sông, suối, kênh, mương có chiều dài trên bản đồ từ 10 cm trở lên và lặp lại ghi chú với khoảng cách từ 10 cm đến 15 cm;
+ Ao, hồ có diện tích trên bản đồ từ 20 mm2 trở lên;
+ Bãi nổi, bãi chìm, bãi nửa nổi nửa chìm ven biển có diện tích trên bản đồ từ 20 mm2 trở lên;
+ Bãi ven sông, bãi trong sông có diện tích trên bản đồ từ 20 mm2 trở lên;
+ Kè, đê, đập, cống trên các sông, kênh, mương chính hoặc có ý nghĩa quan trọng;
+ Thác nước, ghềnh;
+ Mạch nước khoáng và mạch nước nóng lớn có ý nghĩa quan trọng;
+ Các ghi chú biển, vịnh, sông, hồ, đảo, quần đảo bố trí theo đặc trưng hình dáng của đối tượng. Trường hợp không không ghi chú được vào bên trong và theo dáng được thì ghi chú ra bên cạnh, đầu chữ hướng lên phía Bắc và phải dễ nhận biết ghi chú đúng với đối tượng cần ghi chú.
- Các đối tượng nội dung nhóm lớp dữ liệu thủy văn thể hiện bằng ký hiệu tương ứng tại mục VII Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, trong đó phân biệt thể hiện đối tượng kênh mương theo độ rộng cụ thể như sau:
+ Trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, các đối tượng kênh mương độ rộng từ 8 m đến 25 m thể hiện lực nét 0,35 mm, các đối tượng kênh mương độ rộng nhỏ hơn 8 m thể hiện lực nét 0,15 mm;
+ Trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000, các đối tượng kênh mương độ rộng từ 8 m đến 50 m thể hiện lực nét 0,35 mm, các đối tượng kênh mương độ rộng nhỏ hơn 8 m thể hiện lực nét 0,15 mm.
Thông tư 06/2022/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?