Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thế nào? Thắc mắc của anh N.M ở Bình Dương.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT do Tổng cục Môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT quy định về các loại phế liệu sắt, thép được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các loại phế liệu sắt, thép không được phép nhập khẩu; tạp chất không được lẫn trong phế liệu sắt, thép nhập khẩu; tạp chất không mong muốn được phép còn lẫn trong phế liệu sắt, thép nhập khẩu; các yêu cầu kỹ thuật khác đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT không điều chỉnh đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu từ các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan trên lãnh thổ Việt Nam.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sắt, thép và sử dụng phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu sắt, thép làm nguyên liệu sản xuất; các tổ chức đánh giá sự phù hợp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu sắt, thép từ nước ngoài.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sắt, thép phát sinh từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan trên lãnh thổ Việt Nam.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thế nào? (Hình từ internet)

Quy định về việc phân loại, làm sạch phế liệu sắt, thép nhập khẩu thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT, quy định về việc phân loại, làm sạch phế liệu sắt, thép nhập khẩu như sau:

- Phế liệu sắt, thép nhập khẩu bao gồm một hoặc một số khối hàng phế liệu sắt, thép đã được phân loại riêng biệt theo từng mã HS thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Phế liệu sắt, thép nhập khẩu ở dạng rời hoặc được buộc thành bó; ép thành khối, cục hay đóng thành kiện và bánh, trừ các loại quy định tại điểm 2.3.1 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT.

- Từng khối hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu phải được sắp xếp tách riêng trong lô hàng hoặc công ten nơ nhập khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra tại địa điểm đăng ký kiểm tra theo quy định của pháp luật.

- Trong mỗi khối hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu được phép lẫn lượng phế liệu sắt, thép có mã HS khác (thuộc Danh mục phế liệu sắt, thép được phép nhập khẩu) so với mã HS khai báo trong hồ sơ nhập khẩu. Tỷ lệ khối lượng phế liệu sắt, thép có mã HS khác không vượt quá 20% tổng khối lượng của khối hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu.

- Phế liệu sắt, thép nhập khẩu phải được loại bỏ các chất, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu cụ thể tại tiểu mục 2.3 và Mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT.

Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường đối với phế liệu nhập khẩu được thực hiện thế nào?

Căn cứ tại điểm 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT, quy định về quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường đối với phế liệu nhập khẩu được thực hiện như sau:

- Hoạt động kiểm tra, giám định tại hiện trường được thực hiện bằng mắt thường đối với tất cả các công ten nơ hoặc khối hàng rời thuộc lô hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu; ước tính tỷ lệ tạp chất và kết hợp với thiết bị đo nhanh một số thông số đối với lô hàng phế liệu sắt, thép.

- Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường được thực hiện như sau:

+ Kiểm tra tổng quát lô hàng: chủng loại, khối lượng phế liệu, chất lượng phế liệu nhập khẩu;

+ Chụp ảnh các vị trí kiểm tra;

+ Kiểm tra một số thông số bằng thiết bị đo nhanh tại hiện trường (đối với trường hợp phải thực hiện đo nhanh tại hiện trường);

+ Kiểm tra tỷ lệ tạp chất: xác định loại tạp chất đi kèm, ước lượng tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng tạp chất đi kèm.

- Kết quả kiểm tra, giám định tại hiện trường được xử lý theo một trong các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp lô hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu được kiểm tra, đánh giá phù hợp với Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT, thì tổ chức giám định được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu sắt, thép cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, làm căn cứ để Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng của lô hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu để làm thủ tục thông quan theo quy định;

+ Trường hợp lô hàng phế liệu nhập khẩu không phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu sắt, thép cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, để tiến hành xử lý theo quy định;

+ Trường hợp chưa xác định được lô hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này thì thực hiện theo điểm 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT.

Phế liệu nhập khẩu
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Pháp luật
Đồ chơi trẻ em mới 100% mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải làm gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không? Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Việc lắp đặt nồi hơi và bình chịu áp lực có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Kíp nổ điện vi sai an toàn là gì? Chỉ tiêu kỹ thuật của kíp nổ điện vi sai an toàn? Kíp nổ điện vi sai an toàn được bao gói bằng gì?
Pháp luật
Hào kỹ thuật là gì? Cấu tạo hào kỹ thuật bao gồm? Độ sâu hào kỹ thuật được xác định dựa theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nước khoáng thiên nhiên đóng chai được khai thác trực tiếp từ đâu? Việc ghi nhãn phải tuân thủ các quy định nào?
Pháp luật
Đất dân dụng là gì? Khi tổ chức không gian toàn đô thị việc tính toán chỉ tiêu đất dân dụng phải đảm bảo nguyên tắc nào? Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị?
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật và mã nhận dạng khung xe mới nhất áp dụng từ ngày 05/12/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phế liệu nhập khẩu
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,207 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phế liệu nhập khẩu Quy chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phế liệu nhập khẩu Xem toàn bộ văn bản về Quy chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào