Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-20:2010/BNNPTNT về quy trình xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh trong kiểm dịch thực vật thế nào?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-20:2010/BNNPTNT về quy trình xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh thế nào?
- Yêu cầu kỹ thuật về quy trình xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh trong kiểm dịch thực vật ra sao?
- Xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh trong kiểm dịch thực vật như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-20:2010/BNNPTNT về quy trình xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-20:2010/BNNPTNT được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu đồng bộ và làm căn cứ áp dụng thống nhất trong hệ thống kiểm dịch thực vật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-20:2010/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư 26/2010/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2010.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-20:2010/BNNPTNT quy định các bước xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh trên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-20:2010/BNNPTNT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động kiểm dịch thực vật (viết tắt là KDTV) trên phạm vi toàn quốc.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-20:2010/BNNPTNT về quy trình xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh thế nào? (Hình từ internet)
Yêu cầu kỹ thuật về quy trình xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh trong kiểm dịch thực vật ra sao?
Căn cứ tại Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-20:2010/BNNPTNT, Quy định yêu cầu kỹ thuật về quy trình xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh như sau:
Thiết lập danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh bao gồm danh mục dịch hại KDTV và danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV với những căn cứ khoa học, chứng minh kỹ thuật phù hợp.
Danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh được xây dựng theo các tiêu chí sau:
- Trên từng loại vật thể
- Phải dựa vào các bằng chứng khoa học, những thông tin sẵn có (các báo cáo khoa học, báo cáo điều tra dịch hại, các nhà nghiên cứu, trường đại học, Viện nghiên cứu, danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh của các nước...); kết quả điều tra thực tế, ngăn chặn phát hiện dịch hại tại cửa khẩu...
- Các biện pháp KDTV đang áp dụng
Xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh trong kiểm dịch thực vật như thế nào?
Căn cứ tại Mục III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-20:2010/BNNPTNT, quy định về việc xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định vật thể
- Căn cứ vào danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hiện hành của Việt Nam, tiến hành xác định vật thể cần xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh.
- Tập trung vào những vật thể có nguy cơ dịch hại cao, có xuất xứ mới...
- Sự bùng phát dịch hại trên vật thể ở Việt Nam và/hoặc trên thế giới, đe dọa nghiêm trọng an ninh lương thực, kinh tế, môi trường đối với cộng đồng.
Bước 2: Tổng hợp thông tin và phân cấp dịch hại
Trên cơ sở những nguồn thông tin sẵn có tiến hành liệt kê toàn bộ dịch hại (bao gồm thành phần dịch hại ở Việt Nam và trên thế giới) liên quan đến vật thể đã xác định (Bảng 1). Đối với dịch hại nêu rõ Tên ngành, bộ, họ, tên khoa học của dịch hại được xếp theo vần a,b, c...Thứ tự ngành côn trùng trước, sau đó đến nấm bệnh - tuyến trùng - cỏ dại - vi khuẩn-virus.
Bảng 1: Danh mục dịch hại trên vật thể
TT | Dịch hại | Phân bố | Bộ phận bị hại | Tài liệu tham khảo |
1. | Ngành | |||
2. | Bộ | |||
3. | Họ | |||
4. | Tên khoa học của dịch hại |
- Phân cấp dịch hại trong bảng 1 để xác định:
+ Những loài có nguy cơ trở thành dịch hại KDTV (có thể thỏa mãn định nghĩa dịch hại KDTV) để đưa vào danh sách đánh giá nguy cơ dịch hại (Bảng 2)
Bảng 2: Danh mục dịch hại có nguy cơ trở thành dịch hại KDTV trên vật thể:
TT | Dịch hại | Bộ phận bị hại | Tài liệu tham khảo |
1. | Ngành | ||
2. | Bộ | ||
3. | Họ | ||
4. | Tên khoa học của dịch hại |
+ Những loài có nguy cơ trở thành dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV (có thể thỏa mãn định nghĩa dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV) để đưa vào danh sách tiếp tục xem xét đánh giá nguy cơ dịch hại (Bảng 3)
Bảng 3: Danh mục dịch hại có nguy cơ trở thành dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV
TT | Dịch hại | Bộ phận bị hại | Tài liệu tham khảo |
1. | Ngành | ||
2. | Bộ | ||
3. | Họ | ||
4. | Tên khoa học của dịch hại |
- Lập bảng cơ sở dữ liệu:
Thông tin đối với mỗi dịch hại liên quan đến vật thể phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo bảng sau (Bảng 4):
Bảng 4: Thông tin về dịch hại... (tên khoa học của dịch hại)
TT | Thông tin yêu cầu | Nội dung |
1 | Vị trí phân loại | |
2 | Phổ ký chủ | |
3 | Bộ phận bị hại | |
4 | Phân bố địa lý | |
5 | Đặc điểm sinh học | |
6 | Tài liệu tham khảo |
Bước 3: Đánh giá nguy cơ dịch hại
- Đối với dịch hại kiểm dịch thực vật:
Tiến hành đánh giá nguy cơ dịch hại đối với những dịch hại liệt kê trong bảng 2 theo tiêu chuẩn quốc tế số 11 “Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại KDTV, bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen”.
Kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại để xác định những dịch hại thỏa mãn định nghĩa dịch hại KDTV đưa vào danh mục dịch hại KDTV trên cây, sản phẩm cây ký chủ đã lựa chọn. (Bảng 5)
Bảng 5: Danh mục dịch hại KDTV trên vật thể:
- Đối với RNQP:
Tiến hành đánh giá nguy cơ dịch hại đối với những dịch hại liệt kê trong bảng 3 theo tiêu chuẩn quốc tế số 21 “ Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật” để xác định những dịch hại thỏa mãn định nghĩa RNQP đưa vào danh mục RNQP trên từng loại vật thể. (Bảng 6)
Bảng 6: Danh mục RNQP trên vật thể:
Bước 4: Tổng hợp kết quả, ban hành danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam.
- Tổng hợp, dự thảo danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh trên cơ sở danh mục dịch hại KDTV và danh mục RNQP đã được xác định ở đối với loại cây chủ, giống cây chủ đã lựa chọn.
Tham khảo ý kiến chuyên gia (các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, trường đại học...) thông qua hội thảo hoặc bằng văn bản góp ý. Hoàn chỉnh danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh chính thức để trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?