Quốc hội chốt thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, bãi bỏ tất cả các cơ chế thu nhập đặc thù từ ngày 01/7/2024?

Quốc hội chốt thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, bãi bỏ tất cả các cơ chế thu nhập đặc thù từ ngày 01/7/2024? Thắc mắc của cô T.N ở Hà Nam.

Quốc hội quyết nghị thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, bãi bỏ tất cả các cơ chế thu nhập đặc thù từ ngày 01/7/2024?

Thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024:

Ngày 10/11, với đa số đại biểu tán thành (94,33%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Đáng chú ý, Nghị quyết dành Điều 3 về thực hiện chính sách tiền lương.

Cụ thể, Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.

Đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù:

Bên cạnh đó, đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước của Trung ương đang thực hiện các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù, Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/6/2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024).

Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu, từ ngày 1/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, bảo đảm hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. Giao Chính phủ tổ chức thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ tám.

Nghị quyết cũng giao các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định; cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương...

Quốc hội chốt thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, bãi bỏ tất cả các cơ chế thu nhập đặc thù từ ngày 01/7/2024?

Quốc hội chốt thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, bãi bỏ tất cả các cơ chế thu nhập đặc thù từ ngày 01/7/2024? (Hình từ internet)

06 nội dung mới trong cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?

Sáng 7/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về chế độ, chính sách đối với cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cơ sở và những điểm mới trong chính sách cải cách tiền lương.

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng, Đoàn Đại biểu Quốc hội Đắk Nông chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Vấn đề tiền lương đã và đang được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm công ăn lương hết sức quan tâm. Đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ, toàn diện theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Thị Thu Hằng, Đoàn Đắk Nông, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã nêu rất rõ về các chính sách cải cách tiền lương lần này.

Theo đó, có 6 vấn đề mới: xây dựng hệ thống bảng lương theo vị trí, việc làm, theo chức danh, chức vụ lãnh đạo; Quy định mức lương thấp nhất của khu vực công và mức lương thấp nhất của khu vực doanh nghiệp; Mở rộng quan hệ tiền lương; Cơ cấu lại giữa mức lương cơ bản 70%, phụ cấp 30% và thêm 10% để các cơ quan, đơn vị trực tiếp có chế độ thưởng… Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, các nội dung sẽ tiếp tục trao đổi và chia sẻ với đại biểu, bổ sung.

Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết có 06 nội dung mới trong cải cách tiền lương dự kiến từ ngày 01/7/2024 như sau:

(1) Xây dựng hệ thống bảng lương theo vị trí, việc làm, theo chức danh, chức vụ lãnh đạo;

(2) Quy định mức lương thấp nhất của khu vực công và mức lương thấp nhất của khu vực doanh nghiệp;

(3) Mở rộng quan hệ tiền lương

(4) Cơ cấu lại mức lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);

(5) Cơ cấu lại khoản phụ cấp 30% chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);

(6) Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp) để các cơ quan, đơn vị trực tiếp có chế độ thưởng.

Quan điểm chỉ đạo thực hiện cải cách tiền lương ra sao?

Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập đến quan điểm chỉ đạo thực hiện cải cách tiền lương như sau:

- Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.

- Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.

- Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

- Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

- Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Cải cách tiền lương TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hướng dẫn về cải cách tiền lương của đơn vị sự nghiệp
Pháp luật
Chuyển 110.619 tỷ cải cách tiền lương để thực hiện mức lương cơ sở; chưa tăng lương, lương hưu trong năm 2025
Pháp luật
3 khoản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ sau 2026 theo Nghị quyết 27 là gì?
Pháp luật
Có cải cách tiền lương năm 2025 xây dựng 5 bảng lương mới và 9 khoản phụ cấp với CBCCVC và LLVT không?
Pháp luật
Năm 2025 tiếp tục tăng lương cơ sở 30% hay bỏ lương cơ sở xây dựng 5 bảng lương mới đối với CBCCVC và LLVT?
Pháp luật
2 mốc thời gian về tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang cần biết và nắm rõ?
Pháp luật
Thông báo 414/2024 VPCP về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT trong thời gian tới thế nào?
Pháp luật
Đợt tăng lương tiếp theo cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ diễn ra vào thời điểm nào?
Pháp luật
Công văn 6605 hướng dẫn về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Pháp luật
5 bảng lương theo vị trí việc làm 2024 khi cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức?
Pháp luật
Tổng hợp 02 mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương thực hiện tiết kiệm theo Nghị định 62?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cải cách tiền lương
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
598 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách tiền lương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào