Quốc hội đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở? Bố cục của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
Quốc hội đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có đúng không?
Vào đầu phiên họp sáng 10/11 thuộc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Theo đó, kết quả biểu quyết tại phiên họp cho thấy có 443/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua Luật, chiếm 88,96%.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết trong 5 dự án Luật được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp này. Thì dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là luật mới, lần đầu được xem xét thông qua, là dấu ấn của nhiệm Kỳ Quốc hội khóa XV trong việc kịp thời thể chế hóa đường lối Đại hội Đảng lần thứ XIII và định hướng chương trình xây dựng pháp luật cả nhiệm kỳ khóa XV.
Ngoài ra, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng thì trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở do nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh. Trong đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tập trung quy định việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, hiện nay Quốc hội đã thông qua thêm một luật mới - Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Quốc hội đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở? Bố cục của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Bố cục của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm bao nhiêu Điều?
Về bố cục ban đầu của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 bao gồm 92 Điều
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật có 6 chương, 91 điều, giảm 1 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.
Tại sao phải xây dựng và ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Căn cứ nội dung tại Mục I Tờ trình Đề nghị xây dựng Dự án Luật Thực hiện dân chủ cơ sở của Chính phủ, có nêu sự cần thiết nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI) đã ban hành Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được ban hành đã đánh dấu bước tiến trong thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; là văn bản có tính pháp lý cao nhất từ trước đến nay về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Sau hơn mười năm thực hiện, Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập và không còn phù hợp với xu hướng đất nước đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, như:
- Chủ trương, đường lối của Đảng có những điểm đổi mới về dân chủ ở cơ sở đặt ra yêu cầu phải thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật; đặc biệt, Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
- Hiến pháp 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã có những bước phát triển mới về dân chủ.
- Qua tổng kết thi hành Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 cho thấy, một số nội dung quy định tại Pháp lệnh số 34 hiện nay không còn phù hợp với hệ thống pháp luật mới được ban hành hoặc đã trở nên lạc hậu so với thực tiễn, như là:
- Tinh thần Hiến pháp 2013 đặt lên hàng đầu quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Trong khi, những quy định hiện hành của Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 chưa thể hiện được rõ tinh thần này như Hiến pháp năm 2013 quy định.
- Điều 26 Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 quy định về lấy phiếu tín nhiệm hiện nay không còn hiệu lực, vì Quốc hội đã ban hành Nghị quyết bãi bỏ Điều này.
- Nội dung dân bàn, biểu quyết liên quan đến hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11, hiện nay đã được quy định chi tiết trong Quyết định 22/2018/QĐ-TTg;
- Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 chưa quy định rõ trách nhiệm và chưa cụ thể nội dung phối hợp của cơ quan nhà nước ở địa phương với cơ quan nhà nước cấp trên trong việc thực hiện dân chủ ỏ xã, phường, thị trấn;
- Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực thi dân chủ, dẫn đến các quy định của Pháp lệnh còn chưa bảo đảm tính khả thi. nhiều quy định còn chung chung nên khó thực hiện. Việc thiếu các biện pháp bảo đảm dẫn đến việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở còn lúng túng, hình thức
....
Từ những lý do này, việc nghiên cứu xây dựng Luật Thực hiện dân chủ cơ sở trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về quyền dân chủ của nhân dân; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và giải quyết kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?