Quản lý nhà đất phục vụ đối ngoại áp dụng với đối tượng được thuê nhà đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt như thế nào?
- Quản lý nhà đất phục vụ đối ngoại áp dụng với đối tượng được thuê nhà đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt như thế nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại áp dụng với đối tượng được thuê nhà đất không theo chính sách ưu đãi đặc biệt?
- Đơn vị phụ trách quản lý nhà đất phục vụ công tác đối ngoại để cho thuê phải thực hiện nhiệm vụ gì?
- Trường hợp nào được cho tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao thuê nhà, đất phục vụ đối ngoại?
Quản lý nhà đất phục vụ đối ngoại áp dụng với đối tượng được thuê nhà đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê
1. Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại áp dụng đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài được thuê theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
a) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao:
- Xem xét, quyết định cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài được thuê nhà, đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.
- Xem xét, quyết định giá cho thuê nhà đảm bảo theo giá thị trường, phù hợp với quan hệ đối ngoại, đảm bảo lợi ích của Nhà nước theo nguyên tắc “có đi có lại” đối với từng trường hợp cụ thể.
b) Đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại được miễn tiền thuê đất đối với diện tích nhà, đất phục vụ đối ngoại cho các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê. Việc miễn tiền thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo như quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ có thẩm quyền xem xét và quyết định cho thuê nhà đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt. Giá cho thuê sẽ được bảo đảm theo giá thị trường sao cho phù hợp với quan hệ đối ngoại của các bên.
Quản lý nhà đất phục vụ đối ngoại áp dụng với đối tượng được thuê nhà đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt như thế nào? (Hình từ internet)
Ai có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại áp dụng với đối tượng được thuê nhà đất không theo chính sách ưu đãi đặc biệt?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê
...
2. Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài còn lại (không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này) thuê theo nhiệm vụ nhà nước giao.
a) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao:
- Xem xét, quyết định cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài được thuê nhà, đất theo nhiệm vụ nhà nước giao đối với từng trường hợp cụ thể.
- Xem xét, quyết định giá cho thuê nhà đảm bảo theo giá thị trường.
b) Đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại phải nộp tiền thuê đất đối với diện tích nhà, đất phục vụ đối ngoại cho các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuế theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho thuê nhà đất theo nhiệm vụ được giao để phục vụ đối ngoại đối với những đối tượng không được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt.
Đơn vị phụ trách quản lý nhà đất phục vụ công tác đối ngoại để cho thuê phải thực hiện nhiệm vụ gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê
...
3. Đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện:
a) Ký Hợp đồng cho thuê nhà với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo Hợp đồng thuê nhà hoặc Thỏa thuận khác ký giữa bên cho thuê và bên thuê nhà theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
Trường hợp Hợp đồng thuê nhà hoặc Thỏa thuận khác quy định trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa nhà thuộc bên cho thuê nhà thì kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện theo chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đơn vị phụ trách quản lý nhà đất phục vụ công tác đối ngoại để cho thuê sẽ tiến hành ký hợp đồng cho thuê nhà với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài và thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo hợp đồng cho thuê nhà.
Trường hợp nào được cho tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao thuê nhà, đất phục vụ đối ngoại?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 7 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê
...
4. Cho các tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê nhà:
a) Việc cho các tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê nhà chỉ áp dụng đối với trường hợp nhà, đất đang trong quá trình lập phương án bố trí sử dụng hoặc giới thiệu để tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê kéo dài quá 06 tháng mà chưa có đối tượng đăng ký thuê nhà.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho đối tượng không phải tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê.
b) Việc cho thuê thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản sửa đổi (nếu có).
Bộ Ngoại giao quy định cụ thể thời hạn cho thuê, điều kiện chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà trước thời hạn để đảm bảo thu hồi lại nhà đang cho thuê để phục vụ mục đích đối ngoại, hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình cho đối tượng không phải tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê nhà.
Như vậy, nhà, đất phục vụ đối ngoại chỉ được cho tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao thuê trong trường hợp nhà, đất đang trong quá trình lập phương án bố trí sử dụng hoặc giới thiệu để tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê kéo dài quá 06 tháng mà chưa có đối tượng đăng ký thuê nhà.
Nghị định 90/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?