Quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào theo quy định mới?
- Quy trình tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
- Giai đoạn phân loại và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
- Quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào theo quy định mới từ 22/6/2023?
Viện trưởng VKSND tối cao vừa ký ban hành Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Quy trình tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
Căn cứ Chương III Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn gồm:
- Bước 1: Tiếp nhận và xử lý đơn (Điều 8)
- Bước 2: Phân loại và xử lý đơn (Điều 9)
- Bước 3: Quản lý đơn (Điều 10)
Quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào theo quy định mới từ 22/6/2023? (Hình internet)
Giai đoạn phân loại và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
Tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về phân loại và xử lý đơn như sau:
Phân loại và xử lý đơn
1. Đơn được phân loại như sau:
a) Phân loại theo thẩm quyền gồm: Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết; đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết; đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm sát việc giải quyết.
b) Phân loại theo điều kiện thụ lý gồm: Đơn đủ điều kiện thụ lý, đơn chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.
c) Phân loại theo nội dung gồm: Đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu.
2. Xử lý đơn khiếu nại
a) Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật và của Ngành;
Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thực hiện thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật và của Ngành.
b) Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát khác thì chuyển đơn cùng tài liệu kèm theo (nếu có) cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết;
Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát khác thì chuyển đơn cùng tài liệu kèm theo đến cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết, đồng thời gửi phiếu chuyển đơn đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc giải quyết và báo tin cho người gửi đơn biết.
c) Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát thì trả lại đơn và tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn hoặc cá nhân, cơ quan đã chuyển đến, đồng thời hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3. Xử lý đơn tố cáo
a) Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo và các quy định khác của pháp luật và của Ngành;
...
8. Thời hạn lưu trữ các loại đơn nêu tại khoản 7 Điều này là 01 năm, việc tiêu hủy đơn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
Như vậy, việc phân loại và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào theo quy định mới từ 22/6/2023?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về quản lý đơn như sau:
Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm:
- Cập nhật đầy đủ vào sổ quản lý, phần mềm quản lý đối với đơn đã được tiếp nhận, phân loại.
- Chuyển đơn kịp thời đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, nhiệm vụ xem xét, giải quyết; việc chuyển đơn giữa Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp với các đơn vị cùng cấp phải được lập danh sách có chữ ký của người giao và người nhận.
- Hàng tuần, tháng đối chiếu số liệu thụ lý, kết quả giải quyết đơn với các đơn vị, bộ phận thuộc Viện kiểm sát cấp mình để việc quản lý được đầy đủ và thống nhất.
- Đối với đơn do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí chuyển đến phải được quản lý riêng và đôn đốc các đơn vị, bộ phận liên quan xử lý, giải quyết. Kịp thời thông báo kết quả hoặc tiến độ giải quyết cho cơ quan, người chuyển đơn biết.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn đơn, báo cáo đề xuất Viện trưởng quyết định kiểm tra đối với các đơn vị cấp mình, Viện kiểm sát cấp dưới hoặc kiểm sát đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn.
Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?