Quán cà phê 'hét' giá gần 250 nghìn đồng/ly nhưng không báo giá trước với khách hàng thì có bị xử phạt không?
Quán cà phê có trách nhiệm gì về giá cả hàng hóa?
Theo quy định tại Điều 6 Luật Giá 2012 thì đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (cụ thể là quán cà phê trong trường hợp này) sẽ có trách nhiệm công khai thông tin về giá như sau:
"Điều 6. Công khai thông tin về giá
...
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹ thuật cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn thêm một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác."
Các hành vi nào bị nghiêm cấm về giá cả đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh?
Theo Điều 10 Luật Giá 2012 thì các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được quy định như sau:
"Điều 10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá
...
2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
a) Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
b) Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;
c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;
d) Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi."
Quán cà phê có bị xử phạt không khi 'hét' giá cả trăm ngàn một ly mà khách hàng không hề hay biết trước?
Quán cà phê có bị xử phạt khi "hét" giá mà không báo trước với khách hàng không?
Căn cứ điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP) thì đối với hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:
"Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;
b) Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh Mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
...
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước."
Như vậy, khi quán cà phê khi "hét" giá cả trăm ngàn một ly mà khách hàng không hề hay biết trước sẽ bị xử phạt lên đến 1.000.000 đồng. Nếu còn tái phạm thì sẽ bị phạt lên đến 3.000.000 đồng (mức phạt này là mức phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi mức phạt đối với cá nhân theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).
Cách thức niêm yết giá được quy định như thế nào?
Theo Điều 18 Luật Giá 2012 thì cách thức niêm yết giá được quy định như sau:
"Điều 18. Cách thức niêm yết giá
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.
2. Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.
3. Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?