QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017 về Phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển có nội dung gì?
QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017 về Phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển có nội dung gì?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BGTVT/SĐ1:2017 quy định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, an toàn lao động, các yêu cầu về quản lý, kiểm tra, kiểm định, chứng nhận an toàn kỹ thuật, an toàn lao động đối với các giàn cố định trên biển sử dụng cho mục đích thăm dò, khai thác dầu khí trên biển hoạt động ở vùng biển Việt Nam.
Theo đó, các tài liệu viện dẫn được sử dụng trong Quy chuẩn QCVN 9:2012/BGTVT/SĐ1:2017 gồm:
(1) QCVN 65:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đánh giá năng lực cơ sở chế tạo và cung cấp dịch vụ tàu biển.
(2) QCVN 35:2010/BTNMT và QCVN 36:2010/BTNMT.
(3) QCVN 97:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên công trình biển.
(4) QCVN 67:2017/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển;
(5) TCVN 7704 - Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa
(6) TCVN 6170-1 - Giàn cố định trên biển - Phần 1: Quy định chung.
(7) TCVN 6170-2 - Giàn cố định trên biển - Phần 2: Điều kiện môi trường.
(8) TCVN 6170-3 - Giàn cố định trên biển - Phần 3: Tải trọng thiết kế.
(9) TCVN 6170-4 - Giàn cố định trên biển - Phần 4: Thiết kế kết cấu thép.
(10) TCVN 6170-5 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 5: Thiết kế kết cấu hợp kim nhôm.
(11) TCVN 6170-6 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 6: Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.
(12) TCVN 6170-7 - Công trình biển di động - Kết cấu - Phần 7: Thiết kế móng.
(13) TCVN 6170-8 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 8: Hệ thống chống ăn mòn.
(14) TCVN 6170-9 - Công trình biển cố định - Phần 9: Kết cấu - Giàn thép kiểu jacket.
(15) TCVN 6170-10 - Công trình biển cố định - Phần 10: Kết cấu - Giàn trọng lực bê tông.
(16) TCVN 6170-11 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 11: Chế tạo.
(17) TCVN 6170-12 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 12: Vận chuyển và lắp dựng.
(18) TCVN 6767-3 - Giàn cố định trên biển - Phần 3: Máy và các hệ thống công nghệ.
(19) TCVN 6767-4 - Giàn cố định trên biển - Phần 4: Trang bị điện.
(20) TCVN 6767-2 - Giàn cố định trên biển - Phần 2: Phòng, phát hiện và chữa cháy
(21) TCVN 6767-1 - Giàn cố định trên biển - Phần 1: Phương tiện cứu sinh.
(22) TCVN 7230 - Công trình biển cố định - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Vật liệu.
(23) TCVN 7229 - Công trình biển cố định - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Hàn.
(24) CAP 437 - Các tiêu chuẩn về vị trí cất và hạ cánh của máy bay trực thăng.
(25) MARPOL 73/78 - Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra.
(26) Thông tư 39/2016/TT-BGTVT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn dùng trong lĩnh vực phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác dầu khí trên biển.
(27) Thông tư 33/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển.
QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017 về Phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển được quy định như thế nào?
Căn cứ tại tiết 1.2.1 tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017 quy định nguyên tắc giám sát kỹ thuật như sau:
(1) Về phương pháp giám sát chính: Đăng kiểm thực hiện việc giám sát theo những trình tự được quy định trong Quy chuẩn 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017 và các hướng dẫn liên quan đồng thời cũng có thể tiến hành kiểm tra đột xuất bất cứ hạng mục nào phù hợp với Quy chuẩn 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017 trong trường hợp cần thiết.
(2) Để thực hiện công tác giám sát, chủ giàn, các cơ sở chế tạo và dựng lắp giàn phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra, thử nghiệm vật liệu và các sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm kể cả việc đăng kiểm viên được đi đến tất cả những nơi sản xuất, thử nghiệm vật liệu và chế tạo các sản phẩm đó.
(3) Các cơ quan thiết kế, chủ giàn, cơ sở chế tạo và dựng lắp giàn và các cơ sở chế tạo sản phẩm công nghiệp phải thực hiện các yêu cầu của Quy chuẩn này khi Đăng kiểm thực hiện công tác giám sát kỹ thuật.
(4) Nếu dự định có những sửa đổi trong quá trình chế tạo liên quan đến vật liệu, kết cấu, máy móc, trang thiết bị và sản phẩm công nghiệp khác với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định thì các bản vẽ hoặc tài liệu sửa đổi phải được trình cho Đăng kiểm xem xét và thẩm định thiết kế sửa đổi trước khi thi công.
(5) Nếu có những bất đồng xảy ra trong quá trình giám sát giữa đăng kiểm viên và các cơ quan/xí nghiệp (chủ giàn, nhà máy chế tạo giàn, nhà chế tạo vật liệu và sản phẩm) thì các cơ quan/xí nghiệp này có quyền đề xuất ý kiến của mình trực tiếp với Lãnh đạo Đăng kiểm để giải quyết.
(6) Đăng kiểm có thể từ chối không thực hiện công tác giám sát, nếu nhà máy chế tạo và dựng lắp giàn hoặc xưởng chế tạo vi phạm có hệ thống những yêu cầu của Quy chuẩn 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017.
(7) Trong trường hợp phát hiện thấy vật liệu hoặc sản phẩm có khuyết tật, nhưng đã được cấp giấy chứng nhận hợp lệ, thì có thể yêu cầu tiến hành thử nghiệm lại hoặc khắc phục những khuyết tật đó. Trong trường hợp không thể khắc phục được những khuyết tật đó, thì thu hồi hoặc hủy bỏ giấy chứng nhận đã cấp.
(8) Hoạt động giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm không làm thay đổi công việc cũng như không thay cho trách nhiệm của các tổ chức kiểm tra kỹ thuật/chất lượng của chủ giàn, nhà máy/cơ sở chế tạo và dựng lắp, sửa chữa giàn, chế tạo vật liệu, máy móc và trang thiết bị lắp đặt trên giàn.
Có các loại hình giám sát nào trong giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển?
Căn cứ vào Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017 thì việc giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển được thực hiện qua các hình thức giám sát sau:
- Giám sát trực tiếp
+ Giám sát trực tiếp là hình thức giám sát do đăng kiểm viên trực tiếp tiến hành, dựa trên các hồ sơ thiết kế đã được thẩm định cũng như dựa vào yêu cầu của Quy chuẩn này và các hướng dẫn liên quan. Khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm trong quá trình giám sát được xác định dựa vào Quy chuẩn này, hướng dẫn liên quan và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.
+ Sau khi thực hiện giám sát và nhận được những kết quả thỏa đáng về thử nghiệm vật liệu và sản phẩm, Đăng kiểm sẽ cấp hoặc xác nhận các giấy chứng nhận theo quy định tại 1.2 - Phần III của QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017.
+ Khi sản xuất hàng loạt các sản phẩm hoặc trong những trường hợp thích hợp khác, việc giám sát trực tiếp có thể được thay bằng giám sát gián tiếp, nếu như nhà máy sản xuất có trình độ cao và ổn định, có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Hình thức và khối lượng giám sát gián tiếp sẽ được quy định trong từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu của Quy chuẩn này.
- Giám sát gián tiếp
+ Giám sát gián tiếp là giám sát do những người của các Tổ chức kiểm tra kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật của nhà máy được Đăng kiểm ủy quyền thực hiện dựa theo hồ sơ kỹ thuật đã được thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?