QCVN 05:2009/BGTVT quy định về khí thải xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới như thế nào?
QCVN 05:2009/BGTVT quy định về khí thải xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới như thế nào?
QCVN 05 : 2009/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Môi trường trình duyệt, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư 31/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 11 năm 2009.
QCVN 05 : 2009/BGTVT được biên soạn trên cơ sở các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành TCVN 6785, TCVN 6567, TCVN 6565 và các quy định kỹ thuật ECE 83, ECE 49 và ECE 24.
QCVN 05 : 2009/BGTVT quy định mức giới hạn khí thải, các phép thử và phương pháp thử, các yêu cầu về quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm tra khí thải trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô sản xuất, lắp ráp (sản xuất, lắp ráp sau đây được viết tắt là ‘SXLR’) và xe ô tô nhập khẩu mới.
Các loại xe ô tô được áp dụng trong quy chuẩn này bao gồm các xe có ít nhất bốn bánh, được phân loại thành các xe hạng nhẹ, xe hạng nặng và phân loại thành các xe loại M và N, được giải thích tại các khoản 1.3.1, 1.3.2 và 1.3.3 dưới đây.
Các xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg (là ô tô theo TCVN 6211) được kiểm tra khí thải theo quy chuẩn khí thải cho xe mô tô, xe gắn máy SXLR và nhập khẩu mới QCVN 04: 2009/BGTVT.
QCVN 05 : 2009/BGTVT không áp dụng cho các loại xe ô tô được thiết kế, chế tạo để chạy trên các loại địa hình và đường không thuộc hệ thống đường bộ.
QCVN 05 : 2009/BGTVT áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến SXLR và nhập khẩu xe ô tô.
QCVN 05:2009/BGTVT quy định về khí thải xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới như thế nào? (Hình từ internet)
Yêu cầu về mức giới hạn khí thải xe lắp động cơ cháy cưỡng bức, xe điêzen như thế nào?
Căn cứ tại điểm 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 05 : 2009/BGTVT quy định yêu cầu về mức giới hạn khí thải xe lắp động cơ cháy cưỡng bức, xe điêzen như sau:
- Khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại I nêu tại điểm a), khoản 3.3.2., điều 3.3., mục 3 của quy chuẩn này, khối lượng trung bình đo được của các khí CO, HC + NOx từ xe lắp động cơ cháy cưỡng bức (dùng xăng, LPG hoặc NG), của các khí CO, HC + NOX và PM từ xe lắp động cơ cháy do nén dùng nhiên liệu điêzen phải nhỏ hơn giá trị giới hạn đối với từng loại khí nêu trong bảng 1 giá trị giới hạn khí thải cho xe lắp động cơ cháy cưỡng bức – mức EURO 2, bảng 2 giá trị giới hạn khí thải của xe điêzen – mức EURO 2 dưới đây:
- Khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại II nêu tại điểm b), khoản 3.3.2., điều 3.3., mục 3, của quy chuẩn này, nồng độ CO (% thể tích) của khí thải từ động cơ không được vượt quá 3,5% trong các điều kiện chỉnh đặt động cơ do cơ sở sản xuất quy định và không vượt được quá 4,5% trong dải điều chỉnh quy định ở phụ lục 5, TCVN 6785.
- Khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại III nêu tại điểm c), khoản 3.3.2., điều 3.3., mục 3 của quy chuẩn này, hệ thống thông gió cacte động cơ không được cho bất kỳ khí nào từ cacte động cơ thải ra ngoài không khí.
- Khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại IV nêu tại điểm d) khoản 3.3.2., điều 3.3., mục 3 của quy chuẩn này, lượng hơi nhiên liệu phải nhỏ hơn 2g/lần thử.
Việc áp dụng các phép thử đối với xe lắp động cơ cháy cưỡng bức được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại tiết a điểm 3.3.1 tiểu mục 3.3 Mục 3 QCVN 05 : 2009/BGTVT quy định áp dụng các phép thử đối với xe lắp động cơ cháy cưỡng bức được thực hiện như sau:
- Xe hạng nhẹ
Xe hạng nhẹ bao gồm các loại xe M1, M2 có khối lượng toàn bộ lớn nhất không quá 3500 kg, và loại xe N1.
+ Đối với xe dùng xăng, xe hai nhiên liệu: Các phép thử loại I, III và IV theo TCVN 6785, nêu tại các điểm a), c) và d), khoản 3.3.2.
+ Đối với xe chỉ dùng LPG hoặc NG, xe đơn nhiên liệu: Phép thử loại I, III theo TCVN 6785, nêu tại các điểm a) và c), khoản 3.3.2. Riêng xe loại M2 chỉ dùng LPG hoặc NG có thể thay thế bằng việc áp dụng phép thử loại I theo TCVN 6567, nêu tại điểm f), khoản 3.3.2. nhưng không kiểm tra các hạt (PM).
- Xe hạng nặng
Xe hạng nặng bao gồm các xe loại M1, M2 có khối lượng toàn bộ lớn nhất quá 3500 kg, và các loại N2, M3 và N3.
+ Đối với xe dùng xăng, hoặc xe hai nhiên liệu: Các phép thử loại II và III theo TCVN 6785 nêu tại các điểm b) và c), khoản 3.3.2.
+ Đối với xe đơn nhiên liệu: Các phép thử loại II và III theo TCVN 6785 nêu tại các điểm b) và c), khoản 3.3.2. Có thể thay thế bằng việc áp dụng phép thử loại I theo TCVN 6567, nêu tại điểm f), khoản 3.3.2. nhưng không kiểm tra các hạt (PM).
+ Đối với xe chỉ dùng LPG hoặc NG: Phép thử loại I theo TCVN 6567, nêu tại điểm f), khoản 3.3.2. nhưng không kiểm tra các hạt (PM).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?