Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 74/2024/TT-BTC có quy định về phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Mức hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được tính theo công thức:
Mức hao mòn hàng năm của tài sản Nguyên giá của tài sản X Tỷ lệ hao mòn (% năm)
Trong đó:
- Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định theo quy định tại Điều 6, Điều 8 Thông tư 74/2024/TT-BTC.
- Tỷ lệ hao mòn được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 74/2024/TT-BTC.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao, nhận điều chuyển quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 74/2024/TT-BTC nhưng chưa được theo dõi, ghi số kế toán, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê phát hiện thừa theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 74/2024/TT-BTC thì mức hao mòn hàng năm của tài sản kể từ sau năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan quản lý tài sản được xác định theo công thức nêu trên.
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao, nhận điều chuyển quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 74/2024/TT-BTC nhưng chưa được theo dõi, ghi số kế toán, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê phát hiện thừa theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 74/2024/TT-BTC thì mức hao mòn hàng năm của tài sản kể từ sau năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan quản lý tài sản được xác định theo công thức nêu trên.
Riêng năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan quản lý tài sản (năm cơ quan quản lý tài sản tiếp nhận tài sản/năm thực hiện kiểm kê phát hiện thừa) thì mức hao mòn của tài sản được xác định theo công thức sau:
Số hao mòn lũy kế của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được tính theo công thức sau đây:
Số hao mòn tài sản cho năm cuối cùng của thời gian tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế của tài sản đó xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 74/2024/TT-BTC.
Theo đó, phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024? (Hình từ internet)
Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 74/2024/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ xác định là tài sản cố định quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư 74/2024/TT-BTC được giao cho cơ quan quản lý tài sản phải tỉnh hao mòn theo quy định tại Thông tư 74/2024/TT-BTC, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 74/2024/TT-BTC.
- Cơ quan quản lý tài sản không phải tỉnh hao mòn đối với:
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa tỉnh hết hao mòn nhưng đã bị hư hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại Điều 3 Thông tư 74/2024/TT-BTC.
- Việc tỉnh hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khí khóa số kế toán.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh trong năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tỉnh tròn 01 (một) năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng dưới 06 (sáu) tháng thì không tỉnh hao mòn trong năm đó.
*Thông tư 74/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/12/2024 và được áp dụng từ năm tài chính 2024.
Thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Theo đó, hiện nay, thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?