Phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước bao gồm những nội dung nào?
- Phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước bao gồm những nội dung nào?
- Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế thực hiện như thế nào?
- Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế gồm những nội dung nào?
- Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ là những ai?
Phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước bao gồm những nội dung nào?
Vừa qua, Chính Phủ vừa ban hành Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 thì trái phiếu Chính phủ là công cụ nợ do Chính phủ phát hành để huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc cơ cấu lại nợ.
Hiện nay, phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đối tượng mua trái phiếu;
b) Khối lượng dự kiến phát hành;
c) Kỳ hạn trái phiếu;
d) Lãi suất dự kiến;
đ) Thời gian dự kiến phát hành.
Theo đó, tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP đã sửa đổi quy định về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ và vấn đề phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước được sửa đổi như sau:
Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đối tượng mua trái phiếu;
b) Khối lượng dự kiến phát hành;
c) Kỳ hạn trái phiếu;
d) Lãi suất dự kiến;
đ) Thời gian dự kiến phát hành;
e) Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối).
Như vậy, so với quy đinh hiện hành thì phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước sẽ bổ sung thêm một nội dung về "Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối)". Việc bổ sung này là phù hợp với quy định mới tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP khi Kho bạc Nhà nước có thể phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ.
Phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước bao gồm những nội dung nào? (Hình ảnh từ Internet)
Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Quản lý nợ công 2017 thì phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế thực hiện như sau:
- Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ.
- Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, Bộ Tài chính xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế.
- Căn cứ Đề án đã được Chính phủ phê duyệt, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện.
Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Quản lý nợ công 2017 có quy định như sau:
Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế;
- Nhu cầu, khả năng huy động vốn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, hệ số tín nhiệm của Việt Nam và tình hình thị trường vốn quốc tế;
- Hình thức phát hành, khối lượng huy động, kỳ hạn, lãi suất dự kiến, đồng tiền phát hành, thị trường huy động;
- Phương án sử dụng nguồn vốn huy động;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và tác động của khoản vay mới đối với nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công.
Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ là những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì:
(1) Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:
- Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;
- Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế là tổ chức, cá nhân theo quy định của thị trường phát hành.
Nghị định 83/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?