Phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con nhận được hỗ trợ bao nhiêu tiền? Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù là những dân tộc nào?
Phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con nhận được hỗ trợ bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 38 Thông tư 15/2022/TT-BTC có quy định về các gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ như sau:
Tuyên truyền, vận động xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới
...
2. Mức chi
...
- Hỗ trợ theo phương thức khoán cho bà mẹ sinh đẻ an toàn và chăm sóc tại nhà sau sinh tại các tỉnh có đông người dân tộc thiểu số và có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn mức trung bình của cả nước (không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế)
+ Hỗ trợ chi phí đi lại cho bà mẹ và 01 người nhà chăm sóc khi đến sinh con tại cơ sở y tế: 100.000 đồng/người;
+ Hỗ trợ gói vật tư chăm sóc khi sinh gồm bỉm sơ sinh, băng vệ sinh cho bà mẹ, tã lót, áo sơ sinh, mũ, bao tay, bao chân em bé, khăn lau bé, túi đo lượng máu mất lúc sinh: 500.000 đồng/gói/người;
+ Hỗ trợ tiền ăn cho bà mẹ và người chăm sóc: 50.000 đồng/ngày/người (tối đa 3 ngày đối với sinh thường và 5 ngày đối với sinh mổ);
+ Hỗ trợ 01 lần lương thực, dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú trong 6 tháng đầu sau sinh: 1.200.000 đồng;
Theo đó, phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con tại các tỉnh có đông người dân tộc thiểu số và có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn mức trung bình của cả nước có thể nhận các khoản tiền hỗ trợ trên từ ngày 01/05/2022.
Ngoài ra, đối với phụ nữ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh con, nhà nước hiện nay cũng có quy định thêm một khoản hỗ trợ nhằm bảo vệ và phát triển những dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù. Cụ thể tại Điều 44 Thông tư 15/2022/TT-BTC có nội dung như sau:
Hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù
1. Nội dung hỗ trợ
a) Đối với bà mẹ mang thai: Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; khám, quản lý thai nghén và chăm sóc y tế đối với phụ nữ mang thai, hỗ trợ phụ nữ mang thai được tầm soát các loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến; hỗ trợ sinh con đúng chính sách dân số và phương tiện đi lại cho bà mẹ mang thai;
...
2. Mức hỗ trợ
a) Đối với bà mẹ mang thai
- Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng tối thiểu 03 lần/thai kỳ; mức hỗ trợ tối đa 30.000 đồng/lần tư vấn/bà mẹ mang thai;
- Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật khám, theo dõi và quản lý bà mẹ mang thai cho tới khi sinh con: tối đa 50.000 đồng/lần; không quá 04 lần/thai phụ;
- Hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ trước, trong và sau sinh: tối đa 500.000 đồng/bà mẹ/thai kỳ;
- Hỗ trợ phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán một số bệnh tật bẩm sinh phổ biến theo Danh mục bệnh tật bẩm sinh phổ biến do Bộ Y tế quy định: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ; đối đa 03 triệu đồng/bà mẹ;
- Hỗ trợ chi phí đi lại cho phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế khám thai và thực hiện tầm soát, chẩn đoán một số bệnh tật bẩm sinh phổ biến: tối đa 500.000 đồng/bà mẹ;
- Hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh con đúng chính sách dân số: tối đa 03 triệu đồng/bà mẹ;
Phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con nhận được hỗ trợ bao nhiêu tiền? Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù là những dân tộc nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí để xác định để xác định dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù là gì?
Căn cứ Điều 2 và Điều 3 Quyết định 39/2020/QĐ-TTg, tiêu chí để xác định dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù trong giai đoạn hiện nay gồm:
- Các dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định 33/2020/QĐ-TTg;
- Đáp ứng 1 trong những tiêu chí sau:
+ Có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn từ 1,5 lần trở lên so với bình quân chung tỷ lệ hộ nghèo của 53 dân tộc thiểu số;
+ Có tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông lớn hơn 1,5 lần so với bình quân chung tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông của 53 dân tộc thiểu số;
+ Có tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi lớn hơn 1,5 lần so với bình quân chung tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi của 53 dân tộc thiểu số;
- Có dân số dưới 10.000 người.
Trong đó, xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tại tiêu chí đầu tiên được quy định tại Điều 3 và Điều 6 Quyết định 33/2020/QĐ-TTg như sau:
Điều 3. Tiêu chí xác định xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn)
Xã khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 của Quyết định này, chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và có 01 trong 02 tiêu chí sau:
1. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 150 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số).
2. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và có 01 trong các tiêu chí sau:
a) Có trên 60% tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của xã;
b) Có số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông từ 20% trở lên;
c) Số lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên chiếm trên 80% tổng số lao động có việc làm;
d) Đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã dài trên 20 km, trong đó có trên 50% số km chưa được rải nhựa hoặc đổ bê-tông.
Điều 6. Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn
Thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là thôn thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 của Quyết định này và có 01 trong 02 tiêu chí sau:
1. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 30 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số nghèo).
2. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và có 01 trong các tiêu chí sau:
a) Có trên 60% tỷ tệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của thôn;
b) Chưa có đường từ thôn đến trung tâm xã hoặc có đường nhưng đi lại rất khó khăn nhất là mùa mưa;
c) Chưa có điện lưới quốc gia hoặc đã có nhưng trên 30% số hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.
Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù là những dân tộc nào?
Hiện nay, căn cứ Quyết định 1227/QĐ-TTg năm 2021, thì các dân tộc có khó khăn đặc thù được liệt kê tại Phụ lục bao gồm:
Ơ - đu, Brâu, Rơ - măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn, La Ha
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?