Phụ nữ có thai mắc COVID-19 khi chăm sóc sức khỏe tại nhà cần chuẩn bị những vật dụng gì, theo dõi sức khỏe như thế nào?

Phụ nữ có thai khi mắc COVID-19 thì phải chăm sóc sức khỏe tại nhà như thế nào? Gần đây, biến thể Omicron của virus Sars-Covi-2 đang có tốc độ lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng. Vì vậy, trường hợp mọi người mắc Covid-19 và tự cách ly, theo dõi tại nhà gần đay ngày một nhiều hơn. Đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai thì pháp luật hiện hành có văn bản nào hướng dẫn đối với những trường hợp đặc biệt này khi những người phụ nữ có thai phải tự chăm sóc sức khỏe tại nhà không? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.

Tiêu chí để người mắc Covid-19 được điều trị tại nhà là gì?

Căn cứ theo mục 2 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19" quy định về tiêu chí đối với người Covid-19" tại nhà cụ thể như sau:

*Tiêu chí lâm sàng

- Là người mắc COVID-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện:

+ Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp;

+ Không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

- Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.

*Tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe

- Người mắc COVID-19 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…) và theo dõi tình trạng sức khỏe;

- Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế và sẵn có các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…để được nhân viên y tế hướng dẫn và xử trí khi có tình trạng cấp cứu;

- Trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí của mục a, b ở trên.

Covit-19

Phụ nữ có thai khi mắc COVID-19 thì phải chăm sóc sức khỏe tại nhà như thế nào?

Các vật dụng cần thiết nên chuẩn bị tại nhà

Tại mục 4 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19" quy định về tiêu chí đối với người Covid-19" quy định về các vật dụng cần thiết nên chuẩn bị tại nhà cụ thể như sau:

- Nhiệt kế;

- Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);

- Khẩu trang y tế;

- Phương tiện vệ sinh tay;

- Vật dụng cá nhân cần thiết;

- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

- Phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…).

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với phụ nữ mang thai

Tại mục 3 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 775/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 quy định về cách hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với phụ nữ mang thai cụ thể như sau:

(1) Theo dõi tình trạng sức khỏe:

- Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, buổi chiều và khi có dấu hiệu bất thường. Đếm nhịp thở, đếm mạch, SpO2 và huyết áp (nếu có thể) hàng ngày;

- Các dấu hiệu của thai kỳ: cử động thai; các dấu hiệu bất thường về sản khoa.

- Thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến khám tại cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu bất thường tại Mục 5.1.3 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19” hoặc có một trong bất cứ dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa như đã nêu tại Mục 1, Phần II của Hướng dẫn này.

(2) Quản lý thai, chăm sóc thai nghén

- Duy trì khám thai định kỳ theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, khám thai vào bất kỳ thời điểm nào nếu phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc khi có chỉ định của nhân viên y tế;

- Nếu thai phụ đến ngày hẹn khám thai và không có các dấu hiệu bất thường về sản khoa, có thể khám thai từ xa hoặc tư vấn thai phụ đợi đến ngày hết cách ly;

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động và tập thể dục, bổ sung vi chất dinh dưỡng, không sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc thụ động, không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích, chất gây nghiện khác;

- Duy trì bổ sung sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của nhân viên y tế (tạm dừng khi có các triệu chứng nôn, tiêu chảy).

Trên đây là quy định về chăm sóc sức khỏe tại nhà dành cho phụ nữ có thai khi mắc COVID-19 và một số thông tin liên quan tới COVID-19 chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Nếu có vấn đề không ổn, hãy liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất để được đảm bảo an toàn về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Trân trọng!

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
1,166 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19 Chăm sóc sức khỏe tại nhà

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19 Xem toàn bộ văn bản về Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào