Phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non có bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
Phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non sẽ bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
Theo quy định tại điểm d tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 có đưa ra nội dung cải cách tiền lương như sau:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
...
Như vậy, theo như nội dung cải cách nêu trên thì phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non sẽ không bị bãi bỏ theo chính sách cải cách tiền lương tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.
Cụ thể, sự thay đổi phụ cấp ưu đãi như sau: Phụ cấp ưu đãi theo nghề sẽ gộp chung với phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề).
Phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non có bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Bảng lương của giáo viên mầm non theo Nghị quyết 27 được quy định như thế nào?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Theo đó, bảng lương của giáo viên theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 được quy định như sau:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương)
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm):
+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị.
+ Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất.
+ Giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.
+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
- Xây dựng 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau.
+ Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
+ Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức thực hiện.
Như vậy, bảng lương đối với giáo viên mầm non được xây dựng theo Nghị quyết 27 như trên.
Khi nào thực hiện cải cách tiền lương giáo viên mầm non theo Nghị quyết 27?
Chiều ngày 19/9/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, trong đó nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024. Đây cũng là một cú hích cho thị trường lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.
"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"
Như vậy, việc cải cách chính sách tiền lương giáo viên dự kiến có thể sẽ áp dụng từ 1/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?