Photo sách để học tập có xâm phạm quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ không? Sao chép giáo trình bằng điện thoại có được không?

Photo sách để học tập có xâm phạm quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ không? Sao chép giáo trình bằng thiết bị sao chép có được không? - Câu hỏi của bạn Hồng từ Long An.

Photo sách để học tập có vi phạm quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ không?

Sách giáo khoa và giáo trình là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo điểm a khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Quyền sao chép là một trong những quyền tài sản được pháp luật bảo hộ theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Tuy nhiên, nhằm cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành cũng cho phép một số hành vi sao chép nhưng không được xem là xâm phạm quyền tác giả. Cụ thể căn cứ Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009) quy định:

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không có quy định cụ thể rằng hành vi sao chép vì mục đích học tập có thuộc trường hợp sao chép không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao hay không. Mà chỉ cho phép sao chép nhằm hai mục đích là nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Tức là chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng cho phép học sinh, sinh viên có thể photo sách để học tập.

Tuy nhiên, tại khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đã có quy định như sau:

Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;

Theo đó, tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi mới nhất đã cho phép hành vi photo các tác phẩm nhằm mục đích học tập mà không cần xin phép hay không phải trả tiền bản quyền.

Quy định này được đánh giá là phù hợp với tình hình thực tế khi việc photo sách, giáo trình để học là rất phổ biến. Tuy nhiên theo quy định cụ thể như trên, mỗi người chỉ được sao chép một bản cho mục đích học tập không nhằm mục đích kinh doanh, mua bán.

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 sẽ có hiệu lực thi hành 01/01/2023.

Photo sách để học tập có xâm phạm quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ không? Sao chép giáo trình bằng điện thoại có được không?

Photo sách để học tập có xâm phạm quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ không? Sao chép giáo trình bằng điện thoại có được không? (Hình từ Internet)

Sao chép giáo trình bằng điện thoại có được không?

Luật Sở hữu hiện hành chưa có các quy định liên quan về vấn đề này. Tuy nhiên, tại khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đã có quy định bổ sung về vấn đề này như sau:

Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
...
b) Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;

Như vây, với điều khoản bổ sung này, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đã cho phép sao chép tác phẩm bằng thiết bị sao chép khác như điện thoại. Tuy nhiên nếu sao chép bằng thiết bị sao chép khác thì chỉ được sao chép một phần hợp lý tác phẩm và không nhằm mục đích thương mại.

Photo sách đem bán hay chụp hình sách đăng lên Internet có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (một cụm từ được thay thế bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP) quy định như sau:

Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, trường hợp chủ thể thực hiện hành vi là tổ chức thì căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, mức phạt tiền khi thực hiện hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm hiện nay được quy định mức phạt là 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân. Đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi.

Quyền tác giả Tải về trọn bộ quy định hiện hành liên quan đến Quyền tác giả
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ sở hữu quyền tác giả có được ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả của mình không?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với Sơ đồ kiến trúc kèm hướng dẫn chi tiết điền mẫu tờ khai chuẩn nhất?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sơ đồ, bản vẽ liên quan đến công trình khoa học mới nhất? Hướng dẫn cách điền tờ khai?
Pháp luật
Sưu tập dữ liệu có thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả hay không? Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với Bản vẽ địa hình kèm hướng dẫn chi tiết điền mẫu tờ khai?
Pháp luật
Công trình tượng đài có phải thi tuyển phương án kiến trúc không? Các phương án kiến trúc tham gia thi tuyển có được bảo hộ quyền tác giả không?
Pháp luật
Hành vi tự ý cover bài hát đăng lên mạng xã hội mà không xin phép tác giả thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tác phẩm âm nhạc là gì? Quyền nhân thân của tác phẩm âm nhạc được bảo hộ vô thời hạn đúng không?
Pháp luật
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì? Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Xem phim lậu có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Người xem phim lậu có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền tác giả
5,957 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền tác giả
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào