Phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên 2024? Hướng dẫn cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức?

Phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên 2024? Hướng dẫn cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức? Thắc mắc của cô N.H.P.T ở Lâm Đồng.

Phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên 2024?

Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức của giáo viên 2024 là mẫu mà giáo viên phải hoàn thành sau khi kết thúc năm học để nhận xét những ưu và nhược điểm của bản thân để từ đó đưa ra phương hướng phấn đấu cho năm học tiếp theo.

Mẫu phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên năm 2024 sử dụng là Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.

>> Tải về Phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên 2024 tại đây

Phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên 2024? Hướng dẫn cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức?

Phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên 2024? Hướng dẫn cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức? (Hình từ internet)

Hướng dẫn cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên?

Có thể tham khảo cách ghi phiếu đánh giá xếp loại giáo viên dưới đây:

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC,

ĐƠN VỊ

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC

Năm...........

Họ và tên: Nguyễn Văn A

Chức danh nghề nghiệp: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS X

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng:

- Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;

- Luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, Nghị quyết, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, của nhà trường, của ngành giáo dục. Luôn thực hiện phương châm "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật".

- Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức;

- Nhận thức và vận dụng đúng đắn chủ trương, Nghị quyết của chi bộ, chính sách, Pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. Luôn luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao.

- Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân;

- Có tinh thần đấu tranh bảo vệ cương lĩnh, điều lệ, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.

- Luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên tham dự các cuộc tập huấn của nhà trường, của ngành tổ chức, đồng thời luôn có ý kiến để xây dựng, rút kinh nghiệm và bàn bạc đưa ra phương hướng phát triển giáo dục ở địa phương

2. Đạo đức, lối sống:

- Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa;

- Chấp hành tốt các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực.

- Có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong đơn vị công tác.

- Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị;

- Luôn có ý thức tự học, tự rèn, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có lối sống trong sáng, lành mạnh, tâm huyết với nghề nghiệp; được đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh và nhân dân tin yêu, kính trọng.

- Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh;

- Luôn học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tích cực tham gia cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Xây dựng môi trường học tập thân thiện”, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Có tinh thần đoàn kết trong nội bộ, ý thức tự giác cao trong công tác, trong quan hệ với đồng nghiệp cởi mở, chan hòa, hòa nhã với mọi người xung quanh.

- Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

- Có thái độ hòa nhã, khiêm tốn, chân tình, thẳng thắng với phụ huynh, với nhân dân khi giao tiếp công việc.

3. Tác phong, lề lối làm việc:

- Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ;

- Luôn nêu cao tinh thần trung thực chống việc chạy theo kiểu hình thức, đối phó, thiếu trách nhiệm và nêu cao tính kỷ luật trước đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh.

- Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;

- Bản thân luôn luôn thường xuyên nghiên cứu, vận dụng các văn bản của ngành, lĩnh vực trong công tác; thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

- Có ý thức cao trong công việc, luôn luôn hoàn thành tốt công việc được giao.

- Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.

- Có tinh thần phối hợp, hợp tác tốt trong công việc đối với đồng nghiệp và đoàn thể trong đơn vị để thực hiện nhiệm vụ chung. Nhằm hoàn thành công việc chuyên môn của mình và của cả đơn vị.

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:

- Chấp hành sự phân công của tổ chức;

- Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng, gương mẫu chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, sự phân công, điều động của tổ chức;

- Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

- Bản thân thực hiện tốt nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng, các nội quy, quy chế, quy định của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định;

- Bản thân thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập đúng theo quy định.

- Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.

- Thường xuyên có kế hoạch hoạt động theo từng tháng, sinh hoạt chuyên môn theo đúng quy định. Bám sát và chỉ đạo các tổ viên thực hiện tốt công tác soạn giảng.

- Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở các tổ viên thực hiên đúng quy chế chuyên môn, hàng tháng có đáng giá xếp loại giáo viên, đúng quy định, đúng năng lực, đúng nhiệm vụ của từng thành viên.

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ.

6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp

- Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của phụ huynh học sinh.

- Xây dựng mối quan hệ gắn bó và phát huy vai trò của phụ huynh học sinh với việc học tập và giáo dục của các em.

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách: ………………………………………………………………………………

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:…………………………………………………

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:…………………………….……………………

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:

Về ưu điểm

- Luôn giữ vững quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị trước những khó khăn, thử thách trong công việc, cuộc sống.

- Luôn bình tĩnh để cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Không đùn đẩy né tránh, có sáng tạo trong công việc.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, thẳng thắn, trung thực.

- Có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình, chủ động trong công việc.

Về nhược điểm

(Ghi rõ nhược điểm của bản thân)

2. Tự xếp loại chất lượng:

Hoàn thành nhiệm vụ

Thực hiện đánh giá xếp loại chất lượng viên chức là giáo viên khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức:

Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức
1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
2. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
...

Theo quy định trên thì việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được thực hiện theo từng năm công tác và năm 2024 được tiến hành trước ngày 15/12/2024.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.

Đánh giá xếp loại viên chức Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đánh giá xếp loại viên chức
Phiếu đánh giá xếp loại viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hướng dẫn điền phiếu Mẫu số 03 đánh giá xếp loại viên chức năm 2024 chi tiết?
Pháp luật
Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại viên chức ngành Kiểm sát nhân dân? Cách chấm điểm Phiếu đánh giá xếp loại viên chức chi tiết?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả đánh giá xếp loại viên chức cuối năm mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu Biên bản họp đánh giá xếp loại viên chức mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu biên bản về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại viên chức Bộ GDĐT năm 2024? Tải về Mẫu phiếu đánh giá xếp loại viên chức Bộ GDĐT năm 2024?
Pháp luật
Phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên 2024? Hướng dẫn cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức?
Pháp luật
Mẫu Biên bản họp đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng giáo viên năm 2024 theo Quyết định 3086? Tiêu chí xếp loại viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ?
Pháp luật
Viên chức Kiểm toán nhà nước chuyển công tác sang đơn vị mới thì cơ quan nào có trách nhiệm đánh giá và xếp loại chất lượng viên chức?
Pháp luật
Hướng dẫn viết phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2023? Sử dụng kết quả đánh giá viên chức như thế nào?
Pháp luật
Xếp loại công chức, viên chức dựa theo nguyên tắc nào? Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá xếp loại viên chức
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
140,827 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá xếp loại viên chức Phiếu đánh giá xếp loại viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá xếp loại viên chức Xem toàn bộ văn bản về Phiếu đánh giá xếp loại viên chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào