Phải bảo đảm các yêu cầu gì khi sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ theo Luật Đất đai mới nhất?

Phải bảo đảm các yêu cầu gì khi sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ theo Luật Đất đai mới nhất?

Phải bảo đảm các yêu cầu gì khi sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ theo Luật Đất đai mới nhất?

Căn cứ Điều 212 Luật Đất đai 2024, đất tín ngưỡng là đất có công trình tín ngưỡng bao gồm đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ; chùa không thuộc quy định về đất tôn giáo (bao gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác); các công trình tín ngưỡng khác.

Nhìn chung, việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Việc sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 và đã được xác định tại các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2024;

- Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;

- Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;

- Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;

- Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;

- Tuân thủ pháp luật có liên quan.

Phải bảo đảm các yêu cầu gì khi sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ theo Luật Đất đai mới nhất?

Phải bảo đảm các yêu cầu gì khi sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ theo Luật Đất đai mới nhất? (Hình từ Internet)

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại Luật Đất đai 2024 ra sao?

Theo Điều 20 Luật Đất đai 2024, nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

(1) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

(2) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.

(3) Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.

(4) Đo đạc, chỉnh lý, lập các bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.

(5) Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.

(6) Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

(7) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

(8) Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.

(9) Quản lý tài chính về đất đai.

(10) Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, trưng dụng đất.

(11) Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.

(12) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.

(13) Thống kê, kiểm kê đất đai.

(14) Xây dựng, quản lý, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

(15) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

(16) Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

(17) Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.

(18) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Đối tượng nào áp dụng Luật Đất đai 2024?

Đối tượng áp dụng Luật Đất đai 2024 bao gồm những đối tượng sau:

- Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

- Người sử dụng đất.

- Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất

Luật Đất đai 2024 sẽ phát sinh hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. Tuy nhiên, Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.

Vừa qua, đã có dự thảo đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm từ 1/8/2024.

Theo đó nếu dự thảo được thông qua thì Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm từ 1/8/2024.

Đất tín ngưỡng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Đất tín ngưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đất tín ngưỡng khác với đất cơ sở tôn giáo thế nào?
Pháp luật
Đất tín ngưỡng là đất có công trình đình, đền theo Luật đất đai mới đúng không? Đất tín ngưỡng thuộc nhóm đất nào?
Pháp luật
Đất tín ngưỡng là gì? Phân biệt Đất tín ngưỡng với Đất tôn giáo theo quy định của Luật Đất đai mới nhất?
Pháp luật
Phải bảo đảm các yêu cầu gì khi sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ theo Luật Đất đai mới nhất?
Pháp luật
Đất tín ngưỡng có được phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Đất tín ngưỡng là loại đất như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng đất tín ngưỡng như thế nào? Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất tín ngưỡng bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất tín ngưỡng
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
575 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất tín ngưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đất tín ngưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào