Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những gì?
- Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những gì?
- Thực hiện giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ bằng phương pháp nào?
- Chế độ báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như thế nào?
Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước gồm có:
- Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Giám sát việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:
+ Hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư).
+ Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu.
+ Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.
+ Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
- Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
+ Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thực hiện giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ bằng phương pháp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định thực hiện giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ bằng phương pháp sau:
- Việc giám sát tài chính thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu do Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Ban Kiểm soát doanh nghiệp thực hiện kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm cuối cùng về giám sát doanh nghiệp, Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cá nhân được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao thực hiện giám sát doanh nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm đối với những việc được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao.
Chế độ báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:
- Báo cáo giám sát tài chính:
+ Định kỳ sáu (06) tháng và hằng năm, Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 87/2015/NĐ-CP và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp (Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi từ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi thuộc Bộ; Sở Tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
+ Thời gian gửi báo cáo giám sát tài chính sáu (06) tháng và hằng năm thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Báo cáo kết quả giám sát tài chính:
+ Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ quản lý ngành thực hiện giám sát tài chính đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn do Bộ quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, Bộ quản lý ngành tổng hợp kết quả giám sát đối với công ty có phần vốn nhà nước vào Báo cáo kết quả giám sát tài chính của Bộ để gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
+ Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp chuyển đổi, cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và giao Sở Tài chính tổng hợp kết quả giám sát tài chính và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
+ Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo kết quả giám sát của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 năm báo cáo đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 31 tháng 7 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Nội dung báo cáo bao gồm nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong phạm vi toàn quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?