Nội dung Chuyên đề đào tạo tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo các cấp: Tiếp cận một mô hình của tư duy chiến lược của Liedtka, Paul J.H. Schoemaker?
- Những chuyên đề về kiến thức tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương?
- Những chuyên đề về kỹ năng tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương?
- Hướng dẫn đi thực tế tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương?
Những chuyên đề về kiến thức tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương?
Tại Phần IB Chương trình ban hành kèm Quyết định 426/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định những chuyên đề về kiến thức tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương cụ thể như sau:
Chuyên đề 1: Tổng quan về lãnh đạo, quản lý cấp vụ
Nội dung của chuyên đề Tổng quan về lãnh đạo, quản lý cấp vụ
(1) Vị trí, vai trò, tính chất, nguyên tắc hoạt động của đơn vị cấp vụ
- Vị trí, vai trò, tính chất của đơn vị cấp vụ
- Các loại hình cơ quan, đơn vị cấp vụ
- Đặc điểm và cơ cấu lãnh đạo, quản lý cấp vụ
- Vai trò lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu đơn vị cấp vụ
(2) Nhiệm vụ, quyền hạn của của lãnh đạo, quản lý cấp vụ
- Nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp vụ trong tham mưu cho cấp có thẩm quyền
- Nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp vụ trong quản lý nội bộ đơn vị
(3) Nguyên tắc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp vụ
- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
- Nguyên tắc tuân theo pháp luật, đúng thẩm quyền
- Nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch
- Nguyên tắc đề cao trách nhiệm cá nhân
(4) Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý của lãnh đạo, quản lý cấp
vụ
- Các yếu tố tác động đến hoạt động tham mưu của lãnh đạo, quản lý cấp vụ
- Các yếu tố tác động đến hoạt động lãnh đạo, quản lý nội bộ đơn vị của lãnh đạo, quản lý cấp vụ
Chuyên đề 2: Dân chủ, pháp quyền, minh bạch trong hoạt động công vụ
Nội dung của chuyên đề Dân chủ, pháp quyền, minh bạch trong hoạt động công vụ:
(1) Những vấn đề chung về dân chủ, pháp quyền, minh bạch trong hoạt động công vụ
- Dân chủ trong hoạt động công vụ
- Pháp quyền trong hoạt động công vụ
- Minh bạch trong hoạt động công vụ d) Trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ
(2) Nguyên tắc thực hiện dân chủ, pháp quyền, minh bạch trong hoạt động công vụ
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
- Tập trung dân chủ
- Tuân theo Hiến pháp và pháp luật
- Bảo đảm sự tham gia, giám sát của các bên liên quan trong hoạt động công vụ
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
(3) Cơ chế thực hiện dân chủ, pháp quyền, minh bạch trong hoạt động công vụ
- Khái niệm, đặc điểm của cơ chế thực hiện dân chủ, pháp quyền, minh bạch trong hoạt động công vụ
- Các thành tố của cơ chế thực hiện dân chủ, pháp quyền, minh bạch trong hoạt động công vụ
(4) Trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý cấp vụ về thực hiện dân chủ, pháp quyền, minh bạch trong hoạt động công vụ
- Trách nhiệm trước cấp trên
- Trách nhiệm trước cơ quan, đơn vị
(5) Một số thách thức và giải pháp bảo đảm thực hiện dân chủ, pháp quyền, minh bạch trong hoạt động công vụ
- Một số thách thức về thực hiện dân chủ, pháp quyền, minh bạch trong hoạt động công vụ
- Giải pháp bảo đảm thực hiện dân chủ, pháp quyền, minh bạch trong hoạt động công vụ
- Trách nhiệm trước xã hội
Chuyên đề 3: Quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Nội dung của chuyên đề Quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
(1) Tác động của kinh tế thị trường đến quản lý nhà nước
- Đặc điểm của kinh tế thị trường
- Nền kinh tế thị trường và nền kinh tế phi thị trường
- Tác động của các yếu tố kinh tế thị trường đến quản lý nhà nước
(2) Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Khái niệm quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Mục đích, yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Nội dung quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Hình thức quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Phương pháp quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
(3) Đổi mới quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Thể chế quản lý nhà nước
- Phân quyền, phân cấp quản lý
- Tổ chức bộ máy quản lý
- Thực hiện xã hội hóa cung ứng dịch vụ công
- Bảo đảm hiệu quả chi tiêu công
- Hiện đại hóa công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong quản lý nhà nước
Nội dung Chuyên đề đào tạo tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo các cấp: Tiếp cận một mô hình của tư duy chiến lược của Liedtka, Paul J.H. Schoemaker?
Những chuyên đề về kỹ năng tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương?
Đối với những chuyên đề liên quan tới kỹ năng tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương thì tại Phần IIB Chương trình ban hành kèm Quyết định 426/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định cụ thể như sau:
Chuyên đề 1: Kỹ năng xác định tầm nhìn và tư duy chiến lược về ngành, lĩnh vực
Đối với nội dung của chuyên đề này, Quyết định 426/QĐ-BNV năm 2022 có quy định như sau:
(1) Khái quát về tầm nhìn và tư duy chiến lược về ngành, lĩnh vực
- Khái niệm, yêu cầu tầm nhìn về ngành, lĩnh vực
- Khái niệm, đặc trưng, vai trò của tư duy chiến lược về ngành, lĩnh vực
(2) Một số mô hình của tư duy chiến lược
- Mô hình 5 yếu tố của Liedtka
- Mô hình 6 yếu tố của Paul J.H. Schoemaker
(3) Kỹ năng xác định tầm nhìn và tư duy chiến lược về ngành, lĩnh vực
- Khái niệm kỹ năng xác định tầm nhìn và tư duy chiến lược về ngành, lĩnh vực
- Sự cần thiết của kỹ năng xác định tầm nhìn và tư duy chiến lược về ngành, lĩnh vực
- Phương pháp xác định tầm nhìn và tư duy chiến lược về ngành, lĩnh vực
- Tư duy chiến lược trong giải quyết vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực quản lý
(4) Các trở ngại và một số kỹ thuật hỗ trợ xác định tầm nhìn và tư duy chiến lược về ngành, lĩnh vực của lãnh đạo, quản lý cấp vụ
- Các trở ngại đối với xác định tầm nhìn và tư duy chiến lược
- Một số kỹ thuật hỗ trợ xác định tầm nhìn và tư duy chiến lược
Chuyên đề 2: Kỹ năng tham mưu hoạch định và thực sự chính sách về ngành, lĩnh vực
Nội dung của chuyên đề kỹ năng tham mưu hoạch định và thực sự chính sách về ngành, lĩnh vực cụ thể như sau:
(1) Khái quát chung về tham mưu hoạch định và thực thi chính sách về ngành, lĩnh vực
- Nhận diện chính sách về ngành, lĩnh vực
- Hoạch định và thực thi chính sách trong chu trình chính sách
- Khái niệm, nguyên tắc và tiêu chuẩn của người tham mưu chính sách về ngành, lĩnh vực
(2) Kỹ năng tham mưu hoạch định chính sách về ngành, lĩnh vực
- Tìm kiếm vấn đề chính sách
- Đề xuất phương án giải quyết vấn đề chính sách
- Lựa chọn phương án giải quyết
- Dự thảo chính sách
- Thuyết trình dự thảo chính sách
(3) Kỹ năng tham mưu thực thi chính sách về ngành, lĩnh vực
- Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách
- Tuyên truyền, phổ biến về chính sách
- Phối hợp thực hiện chính sách
- Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách
- Điều chỉnh chính sách
- Đánh giá chính sách
(4) Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạch định và thực thi chính sách về ngành, lĩnh vực
- Nhận diện tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạch định và thực thi chính sách
- Nguy cơ tạo nên tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạch định và thực thi chính sách
- Biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạch định và thực thi chính sách
Chuyên đề 3: Kỹ năng tham mưu về pháp luật theo ngành, lĩnh vực
Nội dung của chuyên đề Kỹ năng tham mưu về pháp luật theo ngành, lĩnh vực cụ thể là:
(1) Nhận thức tham mưu về pháp luật theo ngành, lĩnh vực
- Khái niệm và vai trò tham mưu về pháp luật theo ngành, lĩnh vực
- Nội dung tham mưu về pháp luật theo ngành, lĩnh vực
(2) Kỹ năng tham mưu xây dựng pháp luật theo ngành, lĩnh vực của lãnh đạo, quản lý cấp vụ
- Nhận diện vấn đề pháp lý, đánh giá ban đầu và đề xuất
- Tiến hành xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Xây dựng, thẩm định, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Xử lý xung đột trong quá trình xây dựng pháp luật
(3) Một số kỹ năng tham mưu về tổ chức thi hành pháp luật theo ngành, lĩnh vực của lãnh đạo, quản lý cấp vụ
- Kỹ năng tham mưu về mục đích, yêu cầu thi hành pháp luật
- Kỹ năng tham mưu về nguồn lực, chi phí thi hành pháp luật
- Kỹ năng tham mưu theo dõi việc thi hành pháp luật
- Kỹ năng tham mưu về xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình thi hành pháp luật
- Kỹ năng tham mưu phòng, chống tham nhũng trong tổ chức thi hành pháp luật
(4) Kỹ năng tham mưu về kiểm tra, đánh giá, xử lý văn bản pháp luật theo ngành, lĩnh vực của lãnh đạo, quản lý cấp vụ
- Kỹ năng tham mưu về kiểm tra văn bản pháp luật
- Kỹ năng tham mưu về xử lý văn bản pháp luật
- Kỹ năng tham mưu về đánh giá văn bản pháp luật
Chuyên đề 4: Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động của ngành, lĩnh vực
Nội dung của chuyên đề này được quy định như sau:
(1) Kỹ năng kiểm tra hoạt động của ngành, lĩnh vực
- Khái quát về kiểm tra
- Căn cứ để kiểm tra hoạt động ngành, lĩnh vực
- Nội dung kiểm tra hoạt động ngành, lĩnh vực
- Quy trình kiểm tra hoạt động ngành, lĩnh vực
- Một số khó khăn và lưu ý trong kiểm tra hoạt động ngành, lĩnh vực
(2) Kỹ năng đánh giá hoạt động của ngành, lĩnh vực
- Khái quát về đánh giá
- Quy trình đánh giá hoạt động ngành, lĩnh vực
- Một số khó khăn và lưu ý trong đánh giá hoạt động ngành, lĩnh vực
Chuyên đề 5: Kỹ năng quản lý nội bộ đơn vị
Nội dung cụ thể của chuyên đề này như sau:
(1) Khái quát về quản lý nội bộ đơn vị
- Khái niệm, nội dung quản lý nội bộ đơn vị
- Vai trò của quản lý nội bộ đơn vị cấp vụ
(2) Chế độ làm việc trong quản lý, điều hành vụ
- Chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên
- Chế độ báo cáo trước cấp trên
- Chế độ phối hợp, đảm bảo thông tin trong giải quyết công việc
(3) Một số kỹ năng quản lý nội bộ của lãnh đạo, quản lý cấp vụ
- Tạo dựng sự đoàn kết, đồng thuận trong nội bộ đơn vị
- Phân công và huy động sự tham gia của công chức dưới quyền
- Ủy quyền trong lãnh đạo đơn vị
- Tổ chức hệ thống thông tin báo cáo và kiểm tra, đánh giá phục vụ quản lý, điều hành
Hướng dẫn đi thực tế tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương?
Đối với nội dung hướng dẫn đi thực tế thì tại Phần C Chương trình ban hành kèm Quyết định 426/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định cụ thể như sau:
(1) Mục đích
- Quan sát và trao đổi kinh nghiệm công tác qua thực tiễn tại một cơ quan, đơn vị cụ thể.
- Gắn kết thêm giữa lý luận và thực tiễn.
(2) Yêu cầu
- Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế.
- Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.
(3) Hướng dẫn
- Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức đi thực tế cho học viên. Đi thực tế theo lớp hoặc chia thành các nhóm. Trường hợp vì lý do khách quan nên không tổ chức đi thực tế được, học viên tự tìm hiểu tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác và có báo cáo thực tế hoặc thay bằng chuyên đề báo cáo.
- Cơ quan, đơn vị học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?