Nội dung bố trí ổn định dân cư trong kế hoạch đầu tư công hằng năm được hướng dẫn theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?
- Nội dung bố trí ổn định dân cư trong kế hoạch đầu tư công hàng năm được hướng dẫn theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm được lập dựa trên những nguyên tắc nào?
- Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 có mục tiêu gì?
Nội dung bố trí ổn định dân cư trong kế hoạch đầu tư công hàng năm được hướng dẫn theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT thì nội dung bố trí ổn định dân cư trong kế hoạch đầu tư công hàng năm được hướng dẫn như sau:
(1) Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước theo các chỉ tiêu, như:
- Số hộ bố trí ổn định dân cư phân theo các hình thức (tập trung, xen ghép, ổn định tại chỗ);
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư, như: giao thông (km), thủy lợi (công trình), nước sinh hoạt (công trình hoặc giếng, bể), điện sinh hoạt và một số công trình thiết yếu khác;
- Phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, việc làm vùng bố trí ổn định dân cư; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn;
- Thực hiện vốn đầu tư (phân theo nguồn vốn đầu tư) và nội dung khác có liên quan.
(2) Đánh giá mặt được và tồn tại chủ yếu, nguyên nhân.
(3) Định hướng, nhiệm vụ năm kế hoạch
- Dự báo tình hình liên quan đến việc đưa ra mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của năm kế hoạch về bố trí ổn định dân cư;
- Kế hoạch bố trí ổn định dân cư theo hình thức tập trung, xen ghép, ổn định tại chỗ được tổng hợp thành Bảng kế hoạch bố trí ổn định dân cư theo Mẫu số 02 kèm theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT;
- Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tại các dự án bố trí ổn định dân cư được tổng hợp thành Bảng kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tại các dự án bố trí ổn định dân cư theo Mẫu số 03 kèm theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT;
- Kế hoạch phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, việc làm tại các dự án bố trí ổn định dân cư được tổng hợp thành Bảng kế hoạch phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, việc làm tại các dự án bố trí ổn định dân cư theo Mẫu số 04 kèm theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT;
- Kế hoạch xây dựng mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; tuyên truyền; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức và người làm công tác bố trí dân cư nhằm nâng cao năng lực, quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình bố trí dân cư được tổng hợp thành Bảng kế hoạch xây dựng mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tuyên truyền, tập huấn theo Mẫu số 05 kèm theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT.
(4) Kế hoạch vốn thực hiện bố trí ổn định dân cư
- Lựa chọn danh mục dự án, phương án bố trí ổn định dân cư theo thứ tự ưu tiên, mức vốn cụ thể thuộc kế hoạch trung hạn và được tổng hợp thành Bảng danh mục dự án, phương án bố trí ổn định dân cư theo Mẫu số 06 kèm theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT;
- Kế hoạch vốn thực hiện bố trí ổn định dân cư được tổng hợp thành Bảng kế hoạch vốn thực hiện bố trí ổn định dân cư theo Mẫu số 07 kèm theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT.
(5) Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và dự kiến kết quả đạt được thực hiện bố trí ổn định dân cư.
Nội dung bố trí ổn định dân cư trong kế hoạch đầu tư công hàng năm được hướng dẫn theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm được lập dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư công 2019 thì có những nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm như sau:
- Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
- Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.
- Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.
- Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.
- Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt.
Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 có mục tiêu gì?
Căn cứ theo khoản 2 Mục I Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 thì mục tiêu của Chương trình là:
Mục tiêu chung
Thực hiện bố trí ổn định dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng, nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.
Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2021 - 2030, thực hiện bố trí ổn định 121.290 hộ, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 bố trí ổn định 64.283 hộ, bao gồm: 47.159 hộ vùng thiên tai; 3.726 hộ vùng đặc biệt khó khăn; 2.872 hộ vùng biên giới, hải đảo; 10.526 hộ di cư tự do, hộ cư trú trong khu rừng đặc dụng.
- Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do; tại các vùng dự án bố trí ổn định dân cư: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 45% trở lên; tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98% trở lên; không còn nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố đạt 90% trở lên.
Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ 05/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?