Những trường hợp nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng?
- Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng?
- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng là bao nhiêu?
- Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng gồm những tài liệu gì?
Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng?
Căn cứ Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo khoản 2 Điều 56 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng trong các trường hợp sau:
- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
- Tổn thất phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn. Loại trừ này không áp dụng đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn do rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
- Thiệt hại do chấn động hoặc do bộ phận chịu lực và địa chất công trình bị dịch chuyển hay suy yếu hoặc thương tật hay thiệt hại đối với người hoặc tài sản do bất kỳ tổn thất nào nêu trên gây ra (trừ khi được thoả thuận bằng điều khoản sửa đổi bổ sung).
- Thiệt hại là hậu quả của tai nạn gây ra bởi xe cơ giới hay các phương tiện tàu thuyền, xà lan hay máy bay đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với người thứ ba.
- Trách nhiệm là hậu quả của các thương tật hay ốm đau gây ra cho người lao động của chủ đầu tư hoặc nhà thầu có liên quan đến công trình được bảo hiểm.
- Tổn thất xảy ra đối với tài sản thuộc sở hữu hoặc thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ đầu tư hoặc nhà thầu hay của người lao động hoặc công nhân của một trong những người trên.
- Tổn thất có liên quan đến chất amiang hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiang.
Những trường hợp nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng? (Hình từ internet)
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng như sau:
- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:
+ Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất
+ Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng gồm những tài liệu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng gồm những tài liệu sau:
- Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
- Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Văn bản yêu cầu bồi thường của người thứ ba đối với người được bảo hiểm.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người thứ ba (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc chứng thực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận thương tích.
+ Giấy ra viện.
+ Giấy chứng nhận phẫu thuật.
+ Hồ sơ bệnh án.
+ Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
+ Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
+ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
- Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
- Quyết định của Tòa án (nếu có).
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?