Những trường hợp được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần theo Nghị định 143/2024 áp dụng từ 01 01 2025?
Như thế nào là tai nạn lao động?
Về tai nạn lao động, tại Điều 3 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có giải thích như sau:
Điều 3. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc người lao động làm các nghề, công việc theo thời gian và nơi làm việc đã đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.
Như vậy, tai nạn lao động là sự cố gây tổn hại cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc dẫn đến tử vong đối với người lao động, xảy ra trong quá trình làm việc và có liên quan đến các công việc, nghề nghiệp mà người lao động thực hiện tại nơi làm việc đã đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
Những trường hợp được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần theo Nghị định 143/2024 áp dụng từ 01 01 2025? (Hình từ internet)
Những trường hợp được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần theo Nghị định 143/2024 áp dụng từ 01 01 2025?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về những trường hợp được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần như sau:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động: Được hưởng trợ cấp một lần như sau:
+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng ba lần mức lương tối thiểu tháng tính theo vùng IV do Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là tháng lương tối thiểu vùng IV), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;
+ Ngoài mức trợ cấp nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tỉnh theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, từ một năm trở xuống thì được tỉnh băng 0,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;
+ Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động nêu trên là tổng thời gian người lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động; nếu đóng không liên tục thì được cộng dồn; một năm được tính khỉ có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
+ Trợ cấp tai nạn lao động một lần được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp một lần | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện |
= | {3 + (m-5%) x 0,3} x Lmin | + | {0,5 + (t-1) x 0,3} x Lmin |
Trong đó:
Lmin: tháng lương tối thiểu vùng IV tại thời điểm hưởng trợ cấp.
m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 100).
t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Ví dụ: Tháng 8/2024, khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được 01 tháng, ông A bị tai nạn lao động lần thứ nhất. Sau khi điều trị ổn định, ông A đi giám định lần thứ nhất. Tháng 8 năm 2024, Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động của ông A do vụ tai nạn lao động này là 30%. Lương tối thiểu vùng IV vào tháng 8 năm 2024 là 3.450.000 đồng. Số tiền trợ cấp lần thứ nhất cho ông A được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần | = | {3 + (m-5%) x 0,3} x Lmin | + | {0,5 + (t-1) x 0,3} x Lmin một lần |
= | {3 + (30-5) x 0,3} x 3.450.000 | + | {0,5+ (1-1) x 0,3} x 3.450.000 | |
= | 37.950.000 đồng). |
- Thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động: Được hưởng trợ cấp một lần bằng 31,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;
+ Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đau do tai nạn lao động;
+ Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật do tai nạn lao động mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
- Trợ cấp tai nạn lao động thực hiện theo nguyên tắc tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
- Trường hợp giám định lại có kết quả tăng mức suy giảm khả năng lao động so với mức suy giảm khả năng lao động đã được hưởng trợ cấp, người lao động được hưởng thêm trợ cấp bổ sung một lần để bảo đảm hưởng đủ mức trợ cấp tương ứng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tăng thêm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP. Mức trợ cấp một lần bổ sung được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp một lần bổ sung | = | Mức trợ cấp tính theo tỷ lệ suy giảm khả năng lần bổ sung lao động tăng thêm |
= | (m1 -m) x 0,3 x Lmin |
Trong đó:
Lmin: tháng lương tối thiểu vùng IV tại thời điểm hưởng trợ cấp
m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m1 ≤ 100).
m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤100).
Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần là khi nào?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định về thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần như sau:
- Thời điểm để xác định tháng lương cơ sở vùng IV làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp (sau đây gọi tắt là thời điểm hưởng trợ cấp) quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP được tính vào tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Trường hợp bị tai nạn lao động mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện (trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn khám lại; tháo bột; tháo nẹp; tháo vít) thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa;
- Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP được tính tại tháng người lao động bị chết;
- Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Ví dụ: Năm 2027, thương tật do vụ tai nạn lao động lần thứ nhất tái phát, ông A đi giám định lại. Tháng 3 năm 2027, Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động của ông A do vụ tai nạn lao động này là 40% (mức suy giảm khả năng lao động tăng so với lần giám định lần thứ nhất là 10%). Lương tối thiểu vùng IV vào tháng 3 năm 2027 là 3.850.000 đồng. Mức trợ cấp một lần bổ sung cho ông A được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần bổ sung | = | (m1 - m) x 0,3 } x Lmin |
= | (40 - 30) x 0,3 x 3.850.000 | |
= | 11.550.000 (đồng) |
Từ quy định nêu trên, có thể thấy, thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần phụ thuộc vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc các yếu tố liên quan đến việc ra viện hoặc tình trạng sức khỏe của người lao động theo quy định như đã nêu trên.
Lưu ý: Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng thi nâng ngạch công chức do ai thành lập? Hội đồng thi nâng ngạch công chức làm việc theo nguyên tắc nào?
- 08 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý BTC?
- Thủ tục phát hành thẻ ngân hàng từ ngày 01/10/2024 ra sao? Yêu cầu khi thu thập, lưu trữ, thông tin, dữ liệu khách hàng?
- Mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức 20 11 năm 2024? Tải mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức 20 11 2024 ở đâu?
- Công tác xã hội là gì? Những nguyên tắc của công tác xã hội được pháp luật quy định như thế nào?